Hôm nay,  

Phụ Nữ Đập Đá, Nung Vôi

29/06/200400:00:00(Xem: 5202)
Bạn,
Những phụ nữ được nhắc đến trong lá thư này là nhưnõg người làm nghề đập đá, nung vôi, suốt ngày lam lũ kiếm sống ở các mỏ đá thuộc khu vực núi Cấm, núi Dài ở An Giang hoặc khu vực Hòn Đất-Kiên Giang. Nhiều người chưa có gia đình, không có đất đai canh tác .Báo Người Lao Động ghi nhận về tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.
Ba mẹ con chị Sơn Thị Tươi, quê ở núi Sập, tỉnh An Giang, đã dắt díu nhau lên mỏ đá Hòn Sóc, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất-Kiên Giang kiếm sống bằng nghề đập đá, tối về quây quần trong một căn chòi lụp xụp. Hàng trăm gia đình chị em khác cũng từ các nơi đổ về Thổ Sơn mưu sinh bằng nghề đập đá. 1 viên chức địa phươngcho biết khu vực này có trên 300 hộ tạm trú, đa số đều sống bằng nghề đá. Họ làm việc miệt mài, cần mẫn, bất chấp nắng mưa, gió bụi. Hầu hết lao động nữ đều làm việc bằng tay chân trần, không có một thứ bảo hộ lao động nào cả. Trong số đó có em mới 14 tuổi mà phải hì hục cào đá hoặc khum lưng đội từng thúng đá bước xuống ghe khiến ai nấy cũng phải nao lòng. Nhiều chị tâm sự: "Ở bãi đá này ngày nào cũng có máu và nước mắt. Chỉ cần sơ ý một chút là những mảnh đá vô tình sẽ ghim vào da thịt chúng tôi, có khi bị mù cả mắt. Nhiều người gần hết cả đời còng lưng đập đá, nay bắt đầu đau lưng, nhức mỏi và bị lao phổi nhưng không tiền chữa trị"...

Rời Hòn Đất, đổ về Kiên Lương chừng 10 cây số, phóng viên lại bắt gặp từng nhóm chị em đang phơi mình giữa nắng để cào xới bên những đống than, mặt mày, áo quần lem luốc. Họ đang trộn than để đốt các lò nung vôi. Hiện nay, tại hai huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) có trên 60 cơ sở nung vôi với gần 3 ngàn công nhân, trong đó có trên 40% là nữ. Lò vôi Hiền Lương 2 có 30 lao động nữ, lương trung bình 800 ngàn đồng/1 tháng. Anh Nguyễn Trung Chỉnh, chủ lò, cho biết đa số phụ nữ đều là người dân tộc, họ được phân công làm những công việc nhẹ như trộn than, lựa xỉ, vô bao... nhưng công việc thật không đơn giản chút nào. Suốt ngày chị em phải tiếp xúc với bụi đá, tiếng ồn, hơi và khí độc.
Tại lâm viên núi Cấm, huyện Tịnh Biên-An Giang, dọc theo những con đường hành hương và du lịch hằng ngày có hàng trăm phụ nữ gánh hàng lên xuống núi. Với lộ trình dài hơn 5 ngàn mét đường đất đá ngoằn ngoèo cộng thêm với hàng ngàn bậc thang, người gánh giỏi nhất cũng phải mất gần 3 tiếng đồng hồ mới lên tới chùa Phật Lớn, trung tâm của lâm viên.
Bạn.
Cũng theo báo NLĐ, những phụ nữ gánh mướn trên núi Cấm đa số sống ở chân núi. Vì không có đất đai sản xuất nên họ phải làm thuê gánh mướn kiếm sống qua ngày. Vào mùa su, mùa măng tre và trái cây, rau củ, họ kéo nhau từng đoàn gánh hàng xuống núi. Họ làm việc thầm lặng từ sáng đến chiều và mong sao cho "chân cứng đá mềm để đoạn đường rút ngắn lại." Bình quân mỗi người có thể gánh 2 chuyến/ngày, chuyến lên và xuống, kiếm khoảng 50 ngàn đồng. Mỗi lần lên xuống dốc, chiếc đòn gánh cong quằn, bước chân liêu xiêu, mồ hôi đổ ra như tắm. Nhiều phụ nữ tâm sự: "Em muốn bỏ cái nghề này lắm nhưng không có chữ nghĩa và nghề ngỗng gì cả, xin đi làm chỗ khác ai nhận cho!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.