Hôm nay,  

Thoát Nghèo Vào Mùa Lũ

01/07/200200:00:00(Xem: 4168)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, rất nhiều nông dân đã thoát nghèo trong mùa lũ bằng nghề “chà rào”. Theo ngôn ngữ địa phương, chà rào là một hình thức chặn bắt tôm cá ven sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng với quy mô lớn hơn. Để mưu sinh bằng nghề này, nông dân phải xoay tiền để làm dàn rào, công việc vô cùng vất vả và hiểm nguy như ghi nhận sau đây của báo SGGP về nghề này qua đoạn ghi chép như sau.
Tre và bạch đàn làm chà rào đủ để cất một chòi lá nho nhỏ. Mỗi nan tre của chà rào có bề dày bằng 2 ngón tay, cao từ 3-4m. Chà rào chỉ sử dụng trong mùa lũ ở những đoạn sông sâu nước chảy xiết. Vì vậy, người ta phải lặn xuống nước dùng đinh đóng thẳng từng thanh tre vào bộ khung có sẵn, mỗi thanh cách nhau khoảng một tấc hoặc rộng hơn tùy nước chảy yếu hay mạnh. Vì nan đóng thưa nên từ xa trông như một hàng rào tre nổi trên mặt nước nên được gọi là chà rào. Phía sau dàn rào kiên cố hình chữ W này là một cặp lọp bóng to tướng, mỗi cái có đường kính 2m, dài đến 3m với bộ khung sườn bằng tre chịu được va đập và dòng chảy của nước. Thân lọp bao bằng lưới 5 phân thay cho nan tre bện thủ công trước đây. Miệng hom đàn hồi và mở rộng vào trong đến nỗi người lớn có thể lách vào được.

Anh Phan Thanh Sơn, một người chuyên về lọp bóng ngụ ở cồn Cũ thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới vừa là chủ của 4 miệng lọp vừa làm gia công theo đơn đặt hàng cho biết: “Nếu tre và lưới do khách mang tới thì công cán của 3 ngày làm là 150.000 đồng cho mỗi cái lọp. Còn nếu bao trọn gói vật tư sau đó lắp đặt hoàn chỉnh luôn thì mỗi dàn chà rào tốn khoảng 800.000 đồng, sang năm chỉ cần dặm vá lại những nan tre bị hư”. Tuy chi phí ban đầu hơi cao nhưng năm nào lũ lớn thì người ta thu hồi vốn sớm hơn.
Lọp to quá khổ nên bên trên mỗi lọp là một giàn giáo chắc chắn đủ tời và trục quay để kéo lọp lên. Cá nước ngọt trên sông hầu như con nào vướng lại đều không dưới nửa ký. Thỉnh thoảng là cá chép, cá trắm cỏ hoặc tôm càng xanh, còn phần lớn là mè Vinh, cá tra.

Bạn,
Báo quốc nội cho biết: lợi ích mang lại từ chà rào rất khá. Ít thì vài con cá dùng trong gia đình. Nhiều thì bán ở xóm hoặc cân lại cho bạn hàng. 50,000-60,000 đồng là số tiền trung bình mà anh Ba Sơn nói trên cũng như những chủ lọp khác ở cồn Cũ bỏ túi mỗi ngày. Khoản này đủ để mua sắm dụng cụ học tập, đóng học phí cho con cái lại thoát nghèo qua mùa lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.