Hôm nay,  

“cò” Đồng Hương

21/12/199900:00:00(Xem: 7153)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo trong nước, làn sóng người lao động nhập cư từ các tỉnh Miền Bắc, miền Trung vào Sài Gòn ngày càng gia tăng, nhất là sau các trận lũ lụt. Đại đa số họ là dân miền quê, vào Sài Gòn để kiếm việc làm nuôi sống bản thân và giúp đỡ một phần nào cho gia đình. Nhiều người trong số họ đã bán cả gia tài hoặc vay mượn tiền để ra đi với ước mong được “đổi đời”. Nắm được nhu cầu này, một số trung tâm dịch vụ-trong đó có cả cơ quan nhà nước CSVN-và cò lao động ra tận các tỉnh miền Bắc, miền Trung rao tuyển lao động với những thông báo rất hấp dẫn về mức lương, về ngành nghề, về nơi cư ngụ trong thời gian ở Sài Gòn. Để được tuyển, những người xin việc đã phải đóng lệ phí dịch vụ rất cao, thế nhưng sau khi hoàn tất cả thủ tục, vào đến Sài Gòn, họ được đưa vào những nhà trọ tồi tàn, được đưa đi học may ở những cơ sở may kiêm luôn “giải quyết việc làm ổn định” mà thật sự đó là những cơ sở hoạt động chui, và sau đó là người lao động dài cổ đợi, dù đã tốn rất nhiều tiền cho dịch vụ và cho cơ sở dạy nghề, cho “cò” lao động, nhất là các “cò” như nội dung câu chuyện sau đây theo ghi nhận của báo Người Lao Động.

Trong lúc đi thăm phân hiệu dạy may Xuân Bình thuộc Trung tâm Dạy nghề quận Thủ Đức ở phường Linh Trung, chúng tôi trực tiếp chứng kiến cảnh 5 cô gái vừa từ Nghệ An vào ghi danh học may. Tất cả đều 19 tuổi, mới học xong lớp 9, đều ở xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Bám đuôi năm cô là một anh “cò đồng hương”, có gương mặt non choẹt, 23 tuổi, tên Sĩ, hiện là nhân viên Công ty Gỗ Thanh Thảo, tạm trú ở Bình Đường, Dĩ An-Bình Dương. Cò Sĩ cho biết y chỉ có trách nhiệm lo khâu cuối dẫn quân đến học may. Còn việc chiêu dụ, thu tiền, đưa đón đều do người em kết nghĩa tên Trần Hoài Thanh ở Nghĩa Phúc, Tân Kỳ-Nghệ An, đang làm ở khu chế xuất Linh Trung đảm trách. Chúng tôi hỏi Sĩ: Trọn gói thu mỗi người bao nhiêu" Sĩ trả lời: 1,2 triệu đồng, gồm tiền học, tiền tàu xe, tiền ăn dọc đường, tiền nhà trọ tháng đầu tiên. “Đảm bảo có việc làm cho các em chứ"”. “Dạ, không chắc lắm, thấy phong trào bỏ quê vào thành phố làm đông, vì muốn giúp đỡ người cùng quê nên tụi em mới... làm thử.” Nghe chúng tôi và sĩ nói chuyện, trên gương mặt của năm cô gái hiện rõ vẻ âu lo. Càng hoang mang hơn khi các cô được nghe bà Trần Mỹ Duyên-chủ nhân hiệu dạy may Xuân Bình-nói như đinh đóng cột: Chúng tôi không can dự đến việc mọi người nộp tiền cho ai, bao nhiêu. Nếu có nhu cầu thì làm hợp đồng học nghề trực tiếp, lệ phí trọn khóa là 550.000 đồng. Cô gái tên Hằng nói: Chị Thanh mang hồ sơ về quê để tuyển người, hứa là sẽ kiếm việc làm cho tụi em nên gia đình đã lo vay tiền đóng cho chị để làm hồ sơ. Lỡ vào đây rồi, nếu không có việc làm, bọn em biết đi đâu" Cô gái tên Đào góp lời: Chị ấy đảm bảo cho tụi em được học nghề một tháng sẽ có việc làm ngay. Tụi em muốn rút hồ sơ lại nhưng tiền đã giao rồi biết làm sao"
Cò Sĩ, cò Thanh chỉ là con số nhỏ trong vô số cò đồng hương. Theo ghi nhận của chúng tôi, không dưới 80% học viên theo học ở các cơ sở dạy may công nghiệp ở khu vực này đều do cò dắt mối: số còn lại do tự nguyện tới hoặc qua giới thiệu của bạn bè.
Bạn,
Trong dịch vụ tìm việc làm cho người lao động nhập cư, ngoài các cò đồng hương, các cơ sở dịch vụ tìm việc làm do tư nhân điều khiển, còn có các trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc các hội đoàn thuộc hệ thống ngoại vi đảng bộ CSVN địa phương, hoặc thuộc sở Lao động CSVN, thế nhưng các trung tâm này đã bán cái cho các “cò” để hưởng huê hồng, cuối cùng những người lao động nghèo khổ đã trở thành nạn nhân của cả hai loại cò!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.