Hôm nay,  

Khai Tử Khó Hơn Khai Sinh

30/12/200000:00:00(Xem: 4879)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trong hai năm 1999 và 2000, nhiều công ty thuộc loại hình 100% vốn nước ngoài đã cuốn chiếu khỏi Việt Nam vì kinh doanh thua lỗ. Điều đáng nói là có một số công ty đã để cho công nhân ở trong tình trạng đứng ngồi không yên, khi mà chủ nước ngoài đã xách cặp về nước trong lúc nợ nần của công ty chồng chất. Trong tình cảnh đó, đại diện công nhân xin tòa án cho tiến hành thủ tục phá sản nhưng chuyện khai tử không phải dễ dàng. Báo Thanh Niên đã ghi lại vài trường hợp như sau.

Công ty Marixon 100% vốn nước ngoài đã lâm vào tình huống dở sống dở chết từ hơn hai năm nay. Giám đốc người Nam Hàn đã lên máy bay rời khỏi Việt Nam và gửi văn bản sang đề nghị chính quyền VN cho công ty chấm dứt hoạt động. Ủy ban thành phố đề nghị tòa án giải quyết xóa sổ doanh nghiệp này theo thủ tục phá sản. Tuy nhiên rắc rối đã phát sinh bởi lẽ không ai có thể lập đầy đủ hồ sơ xin khai tử cho doanh nghiệp. Ngày 18 tháng 8/1999, chủ tịch công đoàn công ty đứng ra yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản đến tòa án. Song tòa án đành phải từ chối bởi lẽ hồ sơ doanh nghiệp hầu như chẳng có gì để chứng minh là doanh nghiệp thật sự thua lỗ, nợ nần và bị phá sản. Không có báo cáo tài chánh hai năm cuối của công ty theo luật định, không có báo cáo chi tiết tình hình kinh doanh 6 tháng trước khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không trả được lương người lao động. Cũng không có những tài liệu về trách nhiệm của giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị đối với tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tương tự, công ty Computer Net VN, với 100% vốn nước ngoài cũng bị giám đốc bỏ rơi trong hoàn cảnh nợ nần, UB thành phố đã có văn bản đề nghị giải quyết theo thủ tục phá sản nhưng đến nay cũng không ai đại diện đứng ra làm đơn yêu cầu. Tòa án đành bó tay. Theo thống kê, khi luật phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1994 đến nay, Tòa Kinh tế Thành phố Sài Gòn chỉ thụ lý được 11 hồ sơ yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản nhưng đến nay cũng chỉ có 2 doanh nghiệp được tuyên bố phá sản. Luật phá sản doanh nghiệp là phương cách để cứu vãn doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực sụp đổ bằng cách cải thiện những điều kiện bên ngoài và cơ chế bên trong của doanh nghiệp như thỏa thuận với chủ nợ về việc miễn, giảm, giãn nợ, thực hiện các biện pháp, kế hoạch tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi đã xác định không còn cách nào để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp thì tất yếu phải chấm dứt mọi hoạt động, thu hồi triệt để tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia công bằng cho các chủ nợ. Việc ấy do tòa án thực hiện. Song thực tế sinh động mà những nhà làm luật trước đây đã không lường hết đang tiếp tục đẻ ra nhiều vướng mắc khiến doanh nghiệp và cả tòa cùng khổ. Chẳng hạn: người có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc tuyên bố phá sản là chủ doanh nghiệp và chủ nợ. Tuy nhiên, trừ trường hợp người nộp đơn là chủ doanh nghiệp, còn chủ nợ hay đại diện người lao động yêu cầu mà kèm theo đơn phải có “tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn” như quy định của luật thì hầu như không thể thực hiện được.

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, luật phá sản của VN quy định rằng trong khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì tòa án thông báo cho các chủ nợ doanh nghiệp đó biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nhưng nếu tòa đã thông báo mà không ai nộp đơn yêu cầu thì tòa án cũng không biết sẽ giải quyết thế nào. Như thế chuyện một công ty xin “được chết” khó hơn chuyện khai sinh rất nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.