Hôm nay,  

Tân Cử Nhân Bị Bóc Lột

21/12/200200:00:00(Xem: 4674)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, lâu nay, việc sinh viên các trường Đại học tại Sài Gòn, Hà Nội sau khi sau khi ra trường, xông xáo đi xin việc nhưng lại vô hình bị "bóc lột" vốn là chuyện hàng ngày và cũng là điều khó nói. Khó ở chỗ cái lý của các công ty nêu ra rõ ràng: "Ấy là do tân cử nhân, tân kỹ sư tự nguyện đến làm theo thoả thuận chứ họ đâu có ép". Nếu cần họ còn viện ra trămn gàn lý do: "Làm như vậy nhưng kết quả được bao nhiêu, mới ra trường, kinh nghiệm còn non nớt." Thế nhưng, dù có bao nhiêu lý do cũng không thể phủ nhận một thực trạng là nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đã và đang phải làm việc với mức lương quá rẻ mạt và hơn thế, họ còn dễ bị mất việc. Phóng viên báo Giáo Dục-Thời Đại ghi nhận hiện trạng này qua bài ký sự như sau.
Thực trạng cử nhân mới ra trường bị "bóc lột" công sức cũng bắt nguồn từ thực tế nhiều người sau khi tốt nghiệp đều muốn "thử sức" ở thành phố nên họ tìm mọi cách để ở lại dù là thử việc không lương. Phóng viên gặp Công, tốt nghiệp khoa công nghê thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên HN, ra trường đã hơn một năm, trông cậu gầy và đen đi nhiều so với trước. Hỏi tình hình công việc thì cậu buồn bã trả lời: "Chán lắm anh ạ! Làm ở 3-4 công ty rồi, nơi nào cũng chỉ "trụ" được 2-3 tháng, mà nơi nào cũng chỉ nhận thử việc". những trường hợp như Công không hiếm, họ đang bị các công ty lợi dụng chất xám để "tận thu" năng lực mà chỉ phải trả lương với một mức quá... bèo.

Câu chuyện giữa phóng viên và Công cho thấy những bước gian truân của một tân cử nhân. Phải thừa nhận rằng tuy kinh nghiệm thực tế của tân cử nhân chưa cao nhưng họ không phải không có năng lực, không có khả năng làm việc. Nhiều người trong số họ đang bị các công ty, cơ quan, doanh nghiệp lợi dụng nănglực cho sự phát triển của công ty họ. Huệ, tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Đ. phải ngậm ngùi cầm lại hồ sơ để đi xin việc ở nơi khác sau hơn 2 tháng làm kế toán trưởng cho một công ty tư doanh chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng ở đường Trương Định. Qua báo chí, cô biết công ty đang cần một kế toán trưởng và do nhanh nhẹn nên cô được chọn ngay. Lương thử việc 300 ngàn nhưng họ hứa sẽ thưởng phần trăm nếu cô làm tốt. Là thân con gái, kiếm được việc làm ổn định ở thành phố đâu phải dễ nên cô làm việc với tất cả khả năngcủa mình để mong sau 3 tháng thử việc sẽ được nhận vào làm hợp đồng với mức lương cao hơn. Sang tháng thứ 2, cô bất ngờ quá đỗi khi được tin mình mất việc vì lý do cô chẳng biết mánh trốn thuế nào cả nên lãi của công ty giảm sút.
Không cứ những công ty tư nhân kể trên mới "tận thu" năng lực của những cử nhân mới ra trường mà ngay cả những cơ quan nhà nước cũng không nằm ngoài xu thế đáng buồn ấy.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: hầu hết những tân cử nhân trên đều phải ngậm ngùi chấp nhận dù biết rõ "thiện ý" của họ đối với mình. Một sinh viên giải bày: "Em thừa biết họ đang trả lương quá thấp so với khả năngcủa mình nhưng làm sao được hả anh. Mình cần họ nhưng họ đâu có cần mình". Nữ sinh viên Huệ thì tâm sự: "Những cử nhân kinh tế như bọn em mới thực sự khổ, làm thì trầy trật, công việc đầy ra đấy mà lương trả được là bao. Ấy thế nhưng hễ sai phạm hay không vừa ý xếp là bị mất việc như chơi."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.