Hôm nay,  

Nước Mắt Sau Mưa Lũ

17/11/200000:00:00(Xem: 4844)
Bạn,
Đầu tuần qua, học trò vùng lũ miền Tây bắt đầu đi học trở lại sau hai tháng nghỉ vì lũ lụt. Cũng như các niên khóa trước, các trường ở vùng này thường khai giảng ngay từ tháng 8 để né lũ, khi lũ lụt tràn về thì tạm nghỉ một thời gian. Và giờ đây, cả thầy lẫn trò phải vừa học vừa giải quyết hậu quả do cơn lũ gây ra, và trên hết, là nỗi lo lớn: học sinh bỏ học tăng cao vì gia đình gặp khó khăn và gánh nặng học phí. Tại một số tỉnh, gánh nặng tiền trường còn lớn hơn sự khó khăn về gia cảnh của học sinh nghèo.

Theo báo Tuổi Trẻ, tại Đồng Tháp, học sinh tiểu học phải đóng quỹ xây dựng 25 ngàn đồng/em; trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) và trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12) là 40 ngàn đồng/em. Riêng học phí bậc trung học cơ sở thì từ 36 ngàn đồng/ em đối với lớp 6 đến 81 ngàn đồng/em đối với lớp 9. Chỉ riêng các khoản tiền này không thôi cũng đủ khiến nhiều gia đình tối tăm mặt mày. Chưa kể tiền mua sách giáo khoa 40 ngàn đồng, tiền bảo hiểm y tế 60 ngàn đồng, mà chừng ấy đã đủ mất 10 giạ lúa của nông dân cho con em đi học. Một nữ sinh lớp 9 khi được khuyên trở lại lớp học, đã nói với giáo viên: Em ngán đóng học phí quá thầy ơi. Vô lớp cứ bị nhắc nhở hoài mà nhà em nghèo làm gì có tiền.

Tại trường trung học cơ sở Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, vị hiệu trưởng đưa ra con số thống kê: cả trường có 583 học sinh đầu năm học thì có 25 em nghỉ đến nay vẫn chưa tới lớp. Các thầy đến nhà tìm hiểu nguyên nhân thì được biết các em phải theo cha mẹ đi làm ăn sinh sống. Như em Ngô Thị Hồng Loan, học sinh lớp 9/1, nhà quá nghèo, cha có vợ khác, mẹ không có ruộng đất, chỉ có mỗi nghề duy nhất là làm giá bán ở chợ. Do phải tập trung cho em trai học, nên Loan nghỉ học giúp mẹ việc nhà. Ở trường Tiểu học A Vĩnh Xương huyện Tân Châu, một giáo viên cho biết: Lớp nào cũng có ba, bốn em nghỉ học. Em ra đồng hái rau muống, buông súng, em theo xuồng ba mẹ giăng câu lưới. Giáo viên này kể thêm: Tui có một em học sinh lớp trưởng học rất khá tên là Nguyễn Văn Tẩm, học lớp 5A, nhưng từ sau lũ rút tới nay không thấy em tới lớp. Dọ hỏi gia đình được biết em đi cõng hàng thuê qua biên giới, mỗi chuyến kiếm được 4 ngàn đến 5 ngàn đồng.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trong ngày tái khai giảng, nhiều sân trường vẫn còn ngập nước, các lớp học vẫn xâm xấp nước. Tại trường Thường Phước 2 nói trên, học sinh đã có mặt ở trường từ cuối tháng 10 để giúp thầy cô sửa chữa trường lớp, dọn dẹp vệ sinh. Ở trường này, con đường đê vẫn còn lầy lội do ngập lũ. Thầy trò phải vác đắp, gia cố bằng bao cát chống lũ để đi lại đỡ vất vả. Vị hiệu trưởng nói: Nước rút tới đâu học tới đó. Tranh thủ như nông dân làm ruộng vậy, họ xuống giống đông xuân để kịp làm vụ hè thu sớm né lũ năm tới. Còn chúng tôi cho các em học sớm để kết thúc năm học, các em còn thi tốt nghiệp cùng cả nước.

Bạn,
Trong khi các trường gần mé lộ học sinh đã nhộn nhịp trở lại lớp học thì tại vùng sâu, nhiều trường cửa vẫn đóng im lìm. Đến thăm một số trường, phóng viên báo Tuổi Trẻ cho biết: Tại trường tiểu học Phong Mỹ C, huyện Cao Lãnh, đường vào trường vẫn còn ngập sâu và trường cũng còn chìm trong nước. Một vài phòng học bị bung vách, tóc mái, cột kèo xiêu vẹo muốn gãy đổ. Tại trường Tiểu học Thường Lạc trước ngày tái khai giảng cũng im vắng. Vách ván bị ngâm nước lâu ngày đã rệu rã, chỉ cần xô nhẹ sẽ đổ ngã, bàn ghế thì hư mục, mốc méo. Ở tỉnh Đồng Tháp, các trường bị sập hầu hết ở bậc tiểu học và rải rác ở các điểm trường phụ vì phần lớn làm bằng tre lá tạm bợ. Toàn tỉnh có 616 phòng bị hư hỏng nặng cần phải xây mới nhưng lại thiếu tiền !

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.