Hôm nay,  

Sinh Viên Chán Đến Trường

29/09/200000:00:00(Xem: 4776)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên, giáo sư đại học tại Việt Nam còn hết sức cổ điển và lạc hậu. Hoạt cảnh “thầy đọc, trò chép” không chỉ diễn ra ở các lớp tiểu học, trung học, mà còn ở các giảng đường đại học. Lá thư dưới đây của một sinh viên đăng trong mục diễn đàn của báo Tuổi Trẻ đã nói lên thực trạng đào tạo đại học ở Việt Nam.

Tôi (sinh viên nói trên) vừa học xong năm thứ hai đại học. Học kỳ đại học đầu tiên, với sự rất hào hứng của một sinh viên mới vào đại học, tôi đi học rất đầy đủ, gần như không vắng mặt buổi nào. Nhưng đến các học kỳ sau, số buổi học thưa dần và đến học kỳ gần nhất, tập vở của tôi chỉ ghi chép được khoảng phân nửa chương trình. Tôi không phải là kẻ lười học. Tôi không nghỉ học để la cà ngoài quán nước. Lý do cúp cua chỉ vì ngồi trong giảng đường tôi cảm thấy chán ngán vô ích. Hầu hết thời gian tại lớp tôi phải nghe giáo viên độc thoại về những điều đã có sẵn trong giáo trình. Có thầy còn đọc lại cho chúng tôi ghi từng dấu chấm, dấu phẩy. Thay vì phải ngồi 4,5 tiết học trong giảng đường, tôi chỉ cần bỏ thời gian khoảng 2 tiết ở nhà để tự tìm hiểu theo giáo trình. Hai tiết còn lại tôi để dành tham khảo thêm tài liệu, đọc thêm sách báo. Như vậy tại sao tôi phải đi học"

Cuối mỗi học kỳ, tôi mượn tập của những người bạn cùng lớp chăm chỉ học đầy đủ để photocopy và tham khảo vì ở trường tôi, giảng viên dạy lớp nào sẽ chấm bài thi lớp đó. Nếu không có sự phân công chấm điểm như thế có tôi cũng chẳng cần phải làm vậy. Tôi thấy tội nghiệp cho những sinh viên đó. Họ cần mẫn đi học, ghi chép để làm gì, liệu có thu thập được bao nhiêu kiến thức" Nhiều khi tôi cũng cảm thấy áy náy bởi mình đang lợi dụng người khác. Cảm thấy lợi ích đem lại từ việc học quá nhỏ bé, nhưng tôi không đủ tài giỏi và can đảm như Bill Gates để bỏ học đại học nửa chừng. Nếu bỏ học, tôi sẽ nói sao với xã hội, với thầy cô và nhất là những người sinh thành ra tôi" Vả lại tôi vẫn thích là một sinh viên và được sinh hoạt với bạn bè trong môi trường đại học. Hơn nữa, cho dù tôi có thể tự học được chương trình đại học, sau khi ra đời và tìm việc làm ai sẽ tin tôi có trình độ đại học nếu tôi không có tấm bằng trong tay.

Tôi giải được các bài toán chương trình, nhưng tôi không biết làm thế nào để áp dụng chúng trong đời sống và công việc của mình. Đối với những môn khoa học xã hội, sinh viên chúng tôi thật sự mong muốn có những buổi tự thuyết trình, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đó là những công việc mà chúng tôi cần trong giờ học ở lớp vì một sinh viên không thể tự làm ở nhà được. Thế mà thật là hiếm hoi. Tôi chỉ là một sinh viên khá chứ chưa giỏi. Trong điều kiện đó, tiềm năng của những sinh viên giỏi đang ngày càng bị mai một bởi họ phải đi học những gì có thể tự học, và không được dạy những gì cần được dạy. Đã vậy, theo quy chế hiện hành, sinh viên buộc phải có mặt ở lớp từ 80% trở lên số thời gian quy định cho mỗi học phần mới được dự kỳ thi học phần đó. Khổ cho thân phận sinh viên, muốn tự học và có khả năng tự học cũng không được tự học, vậy mà khoản 2, điều 4 của luật giáo dục thì quy định: phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” để làm gì"

Bạn,
Cuối lá thư, sinh viên này viết: Mong rằng một ngày nào đó tôi sẽ hào hứng đến trường, và cũng mong ngày đó sẽ đến kịp lúc tôi còn là sinh viên chứ không phải khi tôi đã ra trường rồi. Mỗi sinh viên chỉ có khoảng bốn năm để học đại học mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.