Hôm nay,  

Đi Mua Nước Trời

28/10/200200:00:00(Xem: 4746)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, tỉnh Lâm Đồng có xã Xuân Trường, chỉ cách TP Đà Lạt 22.5 km, nhưng từ 20 năm nay, cư dân xã này vẫn không có nước sạch để dùng hàng ngày, hàng ngày họ phải mua nước "trời cho từ khe suối" từ một số người kinh doanh nguồn nước trời. Báo này ghi như sau.
Cư dân Xuân Trường đã có 80 năm lập nghiệp tại đây, hiện nay có hơn 2,200 hộ, gần 10,000 nhân khẩu, là nơi có độ cao nhất Đà Lạt, đến 1,600 m so với mực nước biển. Chính thế mà nước máy từ Đà Lạt, Suối Vàng không thể vượt qua nổi đồi núi để dẫn đến xã này. Nước sạch sinh hoạt luôn là nỗi ám ảnh cả xã trong suốt 20 năm qua. Cả xã phải đi mua nước trời để sinh hoạt, ăn uống. Nguồn nước ấy có nguồn từ các khe suối, các hồ đào dưới chân núi, bìa rừng, thậm chí hồ thủy lợi cung cấp nước tưới cho cây trồng...

Kinh doanh nước trời, nghề lạ chỉ xã Xuân Trường mới có. Thoạt tiên, mới nghe qua tưởng chuyện phiếm, làm gì có người kinh doanh nước trời bán cho dân. Nhưng người dân Xuân Trường thì đã quá quen chuyện đó, gặp nhau họ thường hỏi ăn nước của ông nào". Người thì bảo ăn nước ông Thương, kẻ bảo ăn nước ông Kiện, ông Quý, ông Lộc... Những người có nguồn nước trời còn được tôn là những vị cứu tinh vì cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng ngàn dân Xuân Trường. Thực ra những hộ này có của trời cho chính là nguồn nước khe, suối, nước mạch nằm trong vườn rẫy của họ. Ban đầu do bức tức về nguồn nước, nhiều người dân trong xã đồng tình đóng từ 600 ngàn đến 1.2 triệu đồng/hộ cho một số chủ vườn có sở hữu các nguồn nước ấy để đào mương, đặt ống dây nhựa thường dùng tưới cà phê, dẫn về ăn uống và bảo đó là nguồn nước sạch. Mỗi đường ống như thế dài 2 - 3.5 km, có từ hàng chục đến hàng trăm hộ đóng tiền. Hộ nào xin muộn phải đóng cao hơn người trước mấy trăm ngàn (có khi còn không được nhà thầu cho vào) và điều này đã trở thành luật bất thành văn. Chưa hết, ngoài tiền đóng hụi chết ban đầu, các hộ phải chi 10 ngàn đồng/tháng cho người bảo quản, điều tiết nước (nếu đóng một lần thì giảm xuống 100 ngàn đồng/năm); ngoài ra còn đóng 50 ngàn đồng/năm để sửa chữa đường ống khi hỏng hóc, nạo vét hồ, suối... Đường nước có số hộ mua ăn nhiều nhất ở Xuân Trường là của ông Huỳnh Viết Lộc (thôn Trường Xuân 2). Cách đây hơn 10 năm, ông Lộc tập hợp chỉ 5 người góp tiền để ông lo trọn gói việc dẫn nước từ khe suối nằm trong vườn của ông Lộc về dùng cho sinh hoạt. Mỗi hộ lúc đó đóng cho ông Lộc 1.2 triệu đồng, ông Lộc thu số tiền này chịu trách nhiệm mua đường ống dẫn nước từ khe suối ấy về đến nhà mình. Rồi sau đó các hộ tự nối các ống nước nhỏ dẫn từ nhà ông Lộc về từng gia đình. Vì khan hiếm nước ăn, hàng năm lại có thêm các hộ khác xin gia nhập đường nước, cứ thế số hộ ăn nước của ông Lộc đến nay theo đã lên tới gần 200 hộ, vậy mà ông Lộc vẫn thu hơn triệu đồng mỗi hộ.
Bạn,
Xã Xuân Trường cho biết: xã có 300 giếng đào thì 2/3 số giếng không có nước hay nguồn nước đục, nhiều phèn kém vệ sinh. Theo chân một viên chức xã, phóng viên tìm đến khe nước ở vườn ông Lộc để xem nguồn nước mà người dân Xuân Trường cho là nước sạch ra sao. Trên đường đi, anh chuyên viên dừng lại chỉ cho phóng viên xem các cống rãnh, mương nước thải sinh hoạt của hàng 30 hộ công nhân Nhà máy Chè Cầu Đất. Chỉ cần qua một cơn mưa, tất cả những chất thải này sẽ trôi tuột xuống khe nơi có nguồn nước ăn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.