Hôm nay,  

Làng Tranh Ơû 1 Cù Lao

03/02/200300:00:00(Xem: 4679)
Bạn,
Câu chuyện này là về làng tranh kiếng ở cù lao Ông Chưởng, An Giang, mộtø làng tranh kiếng truyền thống của miền Tây. Trong chuyến đi thăm làng này vào dịp Tết vừa qua, phóng viên báo Người Lao Động đã ghi nhận như sau.
Phóng viên về cù lao Ông Chưởng buổi trưa giáp Tết trời se lạnh. Đây là một làng tranh kiếng nổi tiếng thuộc xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Một viên chức văn phòng UB xã buông một câu xuôi xị khi được hỏi : Làng tranh kiếng bây giờ tiêu điều lắm, thợ thất nghiệp bỏ đi tứ phương rồi. Vào ấp Long Tân, hỏi thăm mãi phóng viên mới tìm được nhà nghệ nhân Nguyễn Thanh Hòa, hậu duệ của một gia đình có 3 đời làm tranh kiếng. Anh Hòa năm nay mới 38 tuổi nhưng là một trong hai người dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua dàn kéo lụa về sản xuất tranh thay cho công việc vẽ thủ công truyền thống bao đời. Anh Hòa phân trần: In lụa sản xuất nhanh hơn, đường nét, màu sắc sắc sảo hơn vẽ thủ công, mỗi lần in được 100 - 200 bộ tranh nên tiết kiệm được chi phí nhân công trong khi thuê thợ vẽ thủ công thì người giỏi mỗi ngày chỉ vẽ được 1 bộ tranh là hết mức..

Dẫn khách đi xem các khâu đóng khung gỗ, vẽ mẫu tranh, dán đề-can, in lụa, phơi tranh và hàng loạt tranh thành phẩm, anh Hòa kể: Cho đến giờ này không còn ai nhớ làng tranh kiếng cù lao Ông Chưởng đã có bao nhiêu năm tuổi, các bậc bô lão chỉ áng chừng khoảng 70 - 80 năm gì đó. Theo lời các cụ lão niên, hồi khởi thủy cả làng vẽ tranh lên giấy đem bán, sau thấy giấy mau hư nên vẽ lên vải, lên thiếc và cuối cùng phát hiện ra vẽ tranh trên kiếng lồng vào khung gỗ đạt được màu sắc rực rỡ và có độ bền từ 5 đến 10 năm mới phai màu. Trước đây làng tranh kiếng cù lao Ông Chưởng có thị trường rộng khắp các tỉnh Miền Tây. Anh Hòa nhớ lại: Từ 1995 đến 1998 là thời làm ăn hưng thịnh nhất của làng nghề. Nhưng không hiểu sao từ 1999 đến nay hàng làm ra người mua chỉ lai rai, sức tiêu thụ giảm sút mạnh đến nỗi người bỏ nghề ngày càng nhiều. Cho đến giờ này, cả làng nghề chỉ còn 11 gia đình bám trụ sản xuất và năng lực sản xuất của mỗi hộ chỉ vài trăm bộ tranh/năm, quả là hết thời làm ăn! Nhắc đến chuyện khôi phục lại làng nghề, anh Phạm Duy gãi đầu nhăn nhó: Chuyện này thật khó trăm bề. Xã từng đề cập đến nhưng giải pháp khả thi thì thú thật là... tìm chưa ra bởi tất cả đều do thị trường quyết định. Ông chủ trẻ Nguyễn Thanh Hòa nhìn nhận: Thật ra thị phần của mặt hàng tranh kiếng chỉ bị thu hẹp lại chứ chưa mất hẳn. Làng nghề bây giờ chỉ nhắm vào đối tượng tiêu thụ chủ yếu là bà con nông dân, khi cất nhà mới hay ra riêng thường có thói quen sắm một bộ tranh thờ đặt lên bàn thờ ông bà. Tuy nhiên, cái khó của làng nghề hiện nay là với đà xây dựng nhà cửa hiện đại nhiều người không còn chuộng tranh kiếng để treo cho sang như trước đây nên đành làm lây lất theo thời vụ: Mùa giáp Tết và mùa thu hoạch lúa đông xuân, nông dân có tiền mua sắm.
Bạn,
Phóng viên báo NLĐ viết tiếp: anh Hòa dẫn chúng tôi đi xem những sản phẩm độc đáo của làng nghề và tiết lộ một điều thú vị: Những hình ảnh sinh động, những nét vẽ sắc sảo và những màu sắc hài hòa rực rỡ trên những bộ tranh kiếng đều do đôi tay tài hoa của những nghệ nhân chưa từng học qua bất kỳ một lớp mỹ thuật hay hội họa nào thực hiện, phối màu. Tất cả đều là kinh nghiệm cha truyền con nối từ bao đời nay kết hợp nhuần nhuyễn với sự khéo léo, óc thẩm mỹ và sự sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ nghệ nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.