Hôm nay,  

Nghề Thám Hiểm Thủy Cung

19/03/200100:00:00(Xem: 5590)
Bạn,
Những người được nhắc đến trong lá thư này là các khoa học gia thuộc Viện hải dương học Nha Trang. Khác với dân chài quanh năm suốt tháng ngâm mình dưới biển mò cua, đánh bắt cá tôm, những nhà hải dương học này chỉ muốn khám phá những bí ẩn dưới đáy đại dương. Nghề lặn biển giúp họ nghiên cứu khoa học nhưng lại chứa đựng lắm hiểm nguy. Mời bạn nghe câu chuyện về họ theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ.

Giống như thám hiểm vũ trụ, thợ lặn khoa học là một nghề kén người. Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, một thợ lặn khoa học 20 tuổi nghề, cho biết: “Không phải cứ muốn là làm được nghề lặn biển. Ngay trong viện này không ít nhà khoa học buộc phải làm việc khác do thể trạng không sẵn thích nghi”. Căn ngại chính là khả năng chịu đựng áp lực tăng khi lặn xuống sâu. Đã có nhà khoa học liều mạng thử lặn mà không mang theo đồ lặn, mới xuống được vài mét nước đã cảm thấy tức ngực, nhức tai rồi máu mắt, máu mũi trào ra do chênh lệch áp suất giữa hộp sọ, xoang trán, xoang mũi với môi trường bên ngoài cơ thể. Với nhà khoa học trẻ Hoàng Xuân Bền, ngay trong thời gian học lặn cũng đã từng nếm mùi nghề nghiệp với những tia máu nhỏ trong mũi, họng do sử dụng chưa thuần thục đồ lặn.

Kể từ năm 1993 đến nay, nhiều khóa đào tạo thợ lặn được mở ra cho các nhà khoa học của viện Hải dương học. Mỗi khóa học như vậy thường kéo dài khoảng nửa tháng, cả lý thuyết lẫn thực hành. Muốn được cấp bằng thợ lặn, học viên phải thành thạo các nội dung: thở bằng miệng đúng kỹ thuật để tăng áp suất trong cơ thể, sử dụng la bàn, di chuyển bằng chân nhái, giữ thăng bằng trong nước. Mỗi cấp thợ lặn được khuyến cáo không vượt quá độ sâu cho phép. Được đào tạo khá bài bản là vậy, nhưng ai lại không từng có những phút đầu run sợ trước đại dương đầy bí hiểm, rõ nhất là cảm giác thấy mình quá đỗi nhỏ nhoi trong cái vĩ đại không cùng của biển cã. Mặc dù là dân miền biển, nhưng chuyện gì có thể xảy ra dưới mấy mươi mét nước sâu thẳm kia. Cá dữ, gai độc, bế ống thở, hết khí không kịp trồi lên, những hang sâu hay những dòng nước xoáy bất ngờ.

Một chuyến công tác của các thợ lặn khoa học gia thường khoảng 10 ngày, không dài nhưng cũng đủ vắt kiệt sức người. Đến vùng biển nào đó, mỗi người tự thu xếp thời gian lặn xuống nghiên cứu đối tượng mà mình quan tâm: san hô, động vật thân mềm, loài giáp xác, rong, cỏ biển. Đồ nghề của thợ lặn khoa học ngoài đồ lặn còn lỉnh kỉnh máy ảnh, camera, loại giấy bút đặc biệt và các phương tiện thu mẫu chuyên dụng. Xuống nước công việc chính của các thợ lặn khoa học là quay phim, chụp ảnh, ghi chép tỉ mỉ các chi tiết và thu mẫu. Không việc nào là thừa. Mẫu thu dưới biển cũng khác nhau. Có khi chỉ là những động vật phù du nhỏ xíu, có khi lại là hàng tạ rong, cỏ biển, đất đá, san hô. Nhiều công trình khoa học ra đời từ công việc tỉ mỉ của họ: mẫu vật cho bảo tàng sinh vật biển, mức độ ô nhiễm môi trường sống của sinh vật, cung cấp dữ liệu để khai triển các dự án kinh miền biển... Cứ vậy, sau một hai tháng họ lại quẩy gói lên đường.

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, xuống thủy cung tưởng đã khó, trở lại mặt biển lại càng vất vả hơn. Người thợ lặn phải biết điều chỉnh lượng khí trong áo bơi cho phù hợp để tự nổi lên từ từ, tránh trồi quá nhanh làm áp suất thay đổi đột ngột có thể gây trào máu mắt, máu mũi, thậm chí tử vong. Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn nói ở trên đã từng lâm nạn ở Trường Sa. Lần đó nhà khoa học này theo một vách biển sâu và dài, do cố gắng ghi chép thêm các con số tài liệu, đến lúc nhìn lại thì sắp hết khí, buộc phải trồi lên nhanh hơn bình thường, cơ thể căng rã rời, thở dốc. Đó là một kỷ niệm nhớ đời của nhà khoa học này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.