Hôm nay,  

Đồng Bằng Sông Cửu Long

09/09/201900:00:00(Xem: 1861)

Có quá nhiều nỗi  lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…

Báo Tuổi Trẻ kể rằng: Các nhà khoa học Hà Lan công bố phát hiện rằng ĐBSCL chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m (so với mức 2,6m theo công bố hiện tại), đồng nghĩa với nguy cơ 12 triệu dân vùng đồng bằng này sẽ phải di cư trong 50 năm tới.

Với tốc độ chìm hiện nay, nước biển sẽ "xóa" khoảng cách 0,8m này trong 57 năm tới. Điều này đồng nghĩa số người dân chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng ở ĐBSCL tăng gấp đôi so với dự báo trước đó (nhóm khoa học Hà Lan ước tính 12 triệu người).

Ông Torbjưrn E. Tưrnqvist, nhà địa chất thuộc ĐH Tulane (Mỹ), nhận xét với đà này, không chỉ khu vực Mekong, các vùng châu thổ trên khắp thế giới cũng có nguy cơ chịu chung số phận.

Trong khi đó, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi nhận về một lựa chọn tai hại: Chọn lấy cát, phải “hy sinh” ĐBSCL!

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, các chuyên gia cho rằng nếu chọn khai thác cát, phải chấp nhận “hy sinh” Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mất cát, tương lai ĐBSCL không còn: ĐBSCL hiện có tổng cộng 564 điểm sạt lở với chiều dài trên 830 ki lô mét, trong đó, sạt lở bờ sông có hơn 510 điểm với chiều dài trên 560 ki lô mét.

Báo Tài Nguyên & Môi Trường kể về nỗi lo khác do chính con người gây ra: Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất từ các cơ quan chuyên môn cho thấy, ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn. Các hoạt động sản xuất thâm canh tăng vụ, trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đã bộc lộ mặt trái như: Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mạch nước ngầm; các nguồn chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi thủy sản và nước thải nông thôn… chưa được xử lý triệt để đang gây áp lực lớn ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do đó, cần sớm có giải pháp ngăn chặn.

Báo Công Thương kể về du lịch: Cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cụm Tây ĐBSCL) gồm 07 địa phương: thành phố Cần Thơ - đô thị trực thuộc trung ương, trung tâm của vùng ĐBSCL và 06 tỉnh là An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Khu vực này đang đặt nhiều mục tiêu thu hút đầu tư vào ngành du lịch với kỳ vọng phát triển vượt bậc.   

Cụm Tây ĐBSCL với tổng diện tích gần 24.000 km², chiếm 59,1% diện tích của vùng ĐBSCL và dân số gần 10 triệu người, chiếm 52,4% dân số của vùng ĐBSCL. Các tỉnh, thành phố trong Cụm Tây ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc, từ hệ sinh thái biển - đảo, sông - núi, đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ và nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao, thuộc hàng quý hiếm trên thế giới.

Báo Giao Thông nói về một dự án: Dự án Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng chiều dài hơn 150km, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 30.000 tỷ. Dự án do Công ty Cửu Long là đơn vị thực hiện quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị đầu tư. Đơn vị tư vấn thực hiện nghiên cứu lập dự án là Công ty Jinwoo Engineering Korea và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Công trình 625.

Đường cao tốc này sẽ có điểm đầu TP Châu Đốc (tỉnh An Giang), điểm cuối TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), tổng chiều dài hơn 150km, đi qua 4 tỉnh: An Giang (gần 60km), Cần Thơ (gần 50km), Hậu Giang (hơn 20km) và Sóc Trăng (gần 30km), tổng vốn đầu tư dự kiến gần 30.000 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Trên tuyến có khoảng 130 cầu; 50 vị trí giao cắt gồm 34 vị trí giao cắt trực thông và 16 vị trí giao cắt liên thông, vận tốc thiết kế từ 100 - 120km/h. Trong kế hoạch phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 đường có vận tốc thiết kế 80km/h, chiều rộng nền đường 17m; giai đoạn 2 hoàn chỉnh theo quy hoạch đường có vận tốc thiết kế 100 - 120km/h, chiều rộng nền đường 24,75m.

Báo Lao Đọng kể về một nông dân có lòng từ bi, giúp chở trẻ em đi học miễn phí trên chiếc xe ba gác gắn máy: “Ông bụt” là 1 anh nông dân nghèo 12 năm cần mẫn lo chuyện “bao đồng” đưa rước hàng ngàn lượt học sinh nghèo ở vùng biên giới đến trường an toàn và miễn phí...

Đó là việc làm đáng trân quý của người đàn ông độc thân tên Nguyễn Văn Hội 42 tuổi (ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Bất kể nắng mưa, năm 2007 đến nay, tại vùng biên giới ở đầu nguồn lũ sông Cửu Long, người dân đã quen thuộc với hình ảnh ấy.

Vài năm gần đây, tài chính không đủ nên anh đã bán chiếc xe máy của mình để có kinh phí trang trải mua xăng và mua phụ tùng thay thế, sửa chữa mỗi khi chiếc xe ba gác hỏng hóc.

Ngoài đưa đón học sinh miễn phí, anh Hội cũng là người nhiệt tình tham gia công tác an sinh - xã hội tại địa phương như đắp đê, làm việc từ thiện,... những năm qua, số lượng học sinh bỏ học, đuối nước tại địa phương vùng lũ đầu nguồn này đã giảm đáng kể, trong đó có sự đóng góp thầm lặng của những tấm lòng nhân ái như anh Hội.

Báo Xã Luận kể về Đồng Tháp: Du lịch Đồng Tháp đang tồn tại một nghịch lý: lượng khách tăng nhanh, từ 1,8 triệu lượt năm 2014 lên 3,6 triệu lượt vào năm 2018, có thể xem là một điểm sáng về lượt khách tại Tây Nam Bộ. Nhưng tổng doanh thu chỉ đạt 800 tỷ đồng. Tức là chỉ bằng xấp xỉ ¼ so với Bình Định, với lượt khách khoảng 4 triệu nhưng doanh thu trên 3 ngàn tỷ.

Thậm chí với các tỉnh có lượt khách thấp hơn thì Đồng Tháp vẫn bị thua về doanh thu như: Phú Yên (1,6 triệu lượt khách - doanh thu 1.556 tỉ đồng); Quảng Ngãi (1 triệu lượt khách, doanh thu 950 tỷ đồng)_..

Nguyên nhân một phần lớn đến từ yếu tố hạ tầng. Có cảnh đẹp nhưng Đồng Tháp lại thiết hụt lượng lớn cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí để níu chân du khách. Các tour du lịch thường đi về trong ngày hoặc nếu có lưu trú cũng chỉ trong thời gian rất ngắn.

VTV kể chuyện Cà Mau với năm học mới: Hôm 5/9/2019, hàng nghìn học sinh của tỉnh Cà Mau đã đi xuồng máy tới trường đón năm học mới. Viên An Đông là một trong những xã cuối cùng và có nhiều học sinh đi học bằng đò nhất ở huyện Ngọc Hiển. Ngoài số phụ huynh đưa con em mình, nhiều người đã chạy đò vì muốn giảm bớt khó khăn cho các học sinh. Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có gần 3.000 học sinh đi học bằng đò. Việc sắp xếp các điểm trường lẻ làm con đường đến trường của các em càng xa hơn. Tuy vậy, thầy và trò tỉnh Cà Mau vẫn tin tưởng năm học mới sẽ gặt hái nhiều thành quả mới.

Báo Dân Tộc Miền Núi kể chuyện tìm giống lúa thích nghi: Ban Điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh cùng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long vừa công bố 4 giống lúa được nông dân tỉnh Trà Vinh sử dụng thích nghi tốt với những vùng đất bị xâm nhập mặn, gồm: OM 376, OM 9582, OM 429, OM 9921.

Ông Lê Phước Dũng, Phó Giám đốc Điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh cho biết, theo kết quả sản xuất thử nghiệm ở cả vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân đã qua của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng đất bị nhiễm mặn trong tỉnh Trà Vinh, tại các xã như: Thanh Mỹ, Phước hảo huyện Châu Thành; Tập Sơn, Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú cho thấy, có 3 giống lúa OM 376, OM 9582, OM 429, chống chịu được độ mặn từ 4 – 6 %o, chống chịu được bệnh đạo ôn cấp 6 và chống chịu được rầy nâu cấp 4. Còn đối với giống lúa OM 9921 chống chịu được độ mặn từ 3 – 4 %o, chống chịu được bệnh đạo ôn cấp 6 và chống chịu được rầy nâu cấp 5.

Báo Nông Nghiệp VN kể chuyện ĐBSCL: Hạn mặn sớm đe dọa hàng trăm ngàn ha lúa… Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã đưa ra dự báo về việc hạn mặn có khả năng xuất hiện sớm ở ĐBSCL, qua đó có nguy cơ ảnh hưởng tới hàng trăm ha lúa đông xuân và lúa trên nền đất nuôi tôm.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trạng thái El Nino yếu sẽ duy trì từ nay đến khoảng tháng 11/2019 với xác suất khoảng 50-55%, nhiệt độ trung bình ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn từ 0,5 đến 1,0 độ C so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ.

Pháp Luật Plus kể chuyện cướp đất: Theo nội dung phản ánh của hàng chục hộ dân tại ấp Suối Lớn (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết, từ ngày 20 đến ngày 30/6/2019, có nhóm người tự xưng là nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang (Công ty HUD Kiên Giang) và Công ty Cổ phần Căn nhà Mơ ước Cửu Long (Công ty Căn nhà Mơ ước) đã mang các phương tiện đến khu đất mà người dân đang sinh sống để đập phá, chặt cây cối và rào chắn khu đất, bất chấp sự ngăn cản của mọi người.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Kế (74 tuổi, ngụ ấp Suối Lớn) bức xúc cho biết: “Tôi sống ở đây từ năm 1987 đến nay. Từ đó đến nay tôi không hề biết là đất của mình nằm trong quy hoạch. Giờ bỗng nhiên có người đến rào đất lại rồi kêu tôi lấn chiếm là thế nào? Thật sự tôi rất bức xúc về điều này, đề nghị chính quyền địa phương làm rõ nhóm người này là ai, tại sao đến cưỡng chế, rào chắn nhà tôi mà không có bất cứ thông báo nào?”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Vậy là chuyện hối lộ bạc triệu đô la ra tòa… Chuyện lạ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như phe phái thanh trừng nhau. Không biết có dính tới cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dung hay không.
Kinh tế Việt Nam đang nhập cảng tăng vọt hàng điện tử, máy tính, thiết bị máy móc…
Thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc? Sẽ có nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ rời bỏ TQ để dọn sang VN?
Sản phẩm giả mạo là chuyện bình thường trên thị trường, bắt nhiều rồi cũng sẽ gặp nữa…
Thành phố Sài Gòn giáo dục giới tính sớm cho trẻ em vì sợ những tên dâm tặc quậy phá trẻ em…
Nhà nước hy vọng sẽ hốt bạc nhờ du lịch năm 2020.
Chạy đua nối mạng 5G nhưng chỉ sợ sập bẫy Hoa Vi…
Mắt thần giám sát… Sài Gòn sẽ có các camera giám sát khắp mọi nơi… Bản tin VOH kể rằng TP.SG sẽ lắp thêm hơn 10.000 camera giám sát đến năm 2025.
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.