Hôm nay,  

Nệm Bông Lau Tặng Chồng

17/03/200100:00:00(Xem: 5942)
Bạn,
Tại các xã miền núi của một số tỉnh ở Việt Nam, bông lau mọc tràn ở đồi hoang, bên khe suối. Một loài cây hoang dại suốt bao năm tháng chỉ biết lên xanh rồi nở bông bàng bạc khắp đồi trọc rừng hoang. Mùa bông nở là vào dịp tháng Chín hoặc muộn là tháng Mười. Và vào mùa bông nở, các cô gái sắc tộc Thái ở miền núi rủ nhau đi cắt bông, và từ bông lau này, các cô đã làm thành những nệm và gối để đem tặng nhà chồng khi về làm dâu. Với những phụ nữ đã có gia đình thì bông lau đã giúp họ kiếm sống với nghề làm nệm và gối bông lau. Mời bạn nghe câu chuyện mưu sinh từ bông lau và kỷ vật tình yêu đầy lãng mạn với nệm bông lau dựa theo ghi nhận của một phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự viết về gia đình chị Lương Thị Hà, sắc tộc Thái, ở miền núi phía Bắc miền Trung.

Chị Lương Thị Hà lộ vẻ cảm động khi biết phóng viên báo Tuổi Trẻ từ Vinh vượt 200 km đường rừng chỉ vì cái nệm bông lau mà người Thái gọi gọi là “xựa bọc lau”. Liền với ánh mắt đen nháy là nụ cười hiền, chị nói: Mùa cưới, bản mường vui mà tụi tôi thì mệt đầy người ra vì đó là mùa xựa bọc lau. Phóng viên nói: Mùa cưới đâu chỉ có tháng hai. Tháng ba, tháng năm, tháng sáu và tháng mười một âm lịch đều được xem là tháng tình yêu trai mường, gái bản. Chị Hà cũng không chịu thua: Thế mới biết cái tổ hợp của tôi liền tay, liền khâu, nỏ mấy khi được nghỉ ngơi.

Chị Hà cũng không nhớ rõ ngày tháng khai sinh của cái nệm bông lau mà đồng bào Thái gọi là xựa boọc lau. Lớn lên chị đã thấy và đã biết cái nệm bông lau gắn bó thân thiết với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong nhà. Ngày chị chuẩn bị về nhà chồng làm dâu bản mường, chị đã chộn rộn biết bao cũng chỉ vì cái xựa bọc lau yêu mến. Ngày đó nhà chị nghèo lại neo người, nhưng chị cũng quyết làm cho rước về nhà chồng, tặng ông bà, bố mẹ, anh em bên chồng. Chị đã lặng lẽ ra đồi, vào rừng hái bông lau, sau này chính món quà cưới giúp chị mở tổ hợp sản xuất đệm bông lau từ năm 1982 để mong được thoát nghèo. Chị kể: Ở bản Luống này nhà nào có con gái lớn cũng đều chăm lo công việc làm đệm bông lau, vì đây chính là kỷ vật duy nhất của người con gái đem tặng nhà chồng khi về làm dâu. Nhà nghèo cũng cần có 3-4 chiếc, khá giả thì 12, 13, 14 chiếc. Ngoài đệm còn có thêm cái gối đầu, gối tay và đệm ngồi dùng cho người cao tuổi.

Vào mùa bông lau chớm nở, các cô gái Thái rủ nhau đi cắt bông. Lúc đầu cắt gần, mãi rồi cắt xa vì cây lau không nở bông kịp như tình yêu nam nữ. Mỗi ngày mỗi cô gái Thái cắt được một gánh vừa đằm đôi vai nhỏ đã vui lắm rồi. Bông lau đem về được ủ bằng lá chuối hoặc rơm khô trong vòng một tuần, rồi sau đó đem ra phơi khô vài ba nắng rồi dùng tay vuốt nhẹ. Những cánh bông mịn màng được đóng thành bì đem cất nơi khô ráo, chuẩn bị đến mùa cưới mới đem ra làm nệm.

Xưa ông bà làm nệm bằng thủ công. Cách đây 18 năm, nệm bông lau đã được làm bằng máy khâu. Theo kinh nghiệm của chị Hà, dùng máy khâu may nệm bông nhanh gấp ba lần làm bằng tay. Một tháng tổ hợp của chị làm được 80 chiếc. Một chiếc dài 1.9 mét, rộng 0.75 mét (nệm đơn) bán được 120 ngàn đồng (hơn 8 đô). Chị Hà vừa may vừa dạy nghề cho các bạn gái trẻ khắp bốn huyện miền núi quanh vùng.

Bạn,
Bông lau chỉ nở một tháng rồi tàn. Hạt lau vừa xốp lại vừa nhẹ, chưa kịp rụng xuống đã bay theo gió trời rồi rơi vãi khắp rừng. Thế mới có rừng lau, đồi lau, khe suối đầy những bông lau bàng bạc tím. Và cũng từ những đồi, những rừng bông lau đó, những cuộc tình sơn cước đã đến với bao cô gái Thái của núi rừng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.