Hôm nay,  

Nệm Bông Lau Tặng Chồng

17/03/200100:00:00(Xem: 5943)
Bạn,
Tại các xã miền núi của một số tỉnh ở Việt Nam, bông lau mọc tràn ở đồi hoang, bên khe suối. Một loài cây hoang dại suốt bao năm tháng chỉ biết lên xanh rồi nở bông bàng bạc khắp đồi trọc rừng hoang. Mùa bông nở là vào dịp tháng Chín hoặc muộn là tháng Mười. Và vào mùa bông nở, các cô gái sắc tộc Thái ở miền núi rủ nhau đi cắt bông, và từ bông lau này, các cô đã làm thành những nệm và gối để đem tặng nhà chồng khi về làm dâu. Với những phụ nữ đã có gia đình thì bông lau đã giúp họ kiếm sống với nghề làm nệm và gối bông lau. Mời bạn nghe câu chuyện mưu sinh từ bông lau và kỷ vật tình yêu đầy lãng mạn với nệm bông lau dựa theo ghi nhận của một phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự viết về gia đình chị Lương Thị Hà, sắc tộc Thái, ở miền núi phía Bắc miền Trung.

Chị Lương Thị Hà lộ vẻ cảm động khi biết phóng viên báo Tuổi Trẻ từ Vinh vượt 200 km đường rừng chỉ vì cái nệm bông lau mà người Thái gọi gọi là “xựa bọc lau”. Liền với ánh mắt đen nháy là nụ cười hiền, chị nói: Mùa cưới, bản mường vui mà tụi tôi thì mệt đầy người ra vì đó là mùa xựa bọc lau. Phóng viên nói: Mùa cưới đâu chỉ có tháng hai. Tháng ba, tháng năm, tháng sáu và tháng mười một âm lịch đều được xem là tháng tình yêu trai mường, gái bản. Chị Hà cũng không chịu thua: Thế mới biết cái tổ hợp của tôi liền tay, liền khâu, nỏ mấy khi được nghỉ ngơi.

Chị Hà cũng không nhớ rõ ngày tháng khai sinh của cái nệm bông lau mà đồng bào Thái gọi là xựa boọc lau. Lớn lên chị đã thấy và đã biết cái nệm bông lau gắn bó thân thiết với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong nhà. Ngày chị chuẩn bị về nhà chồng làm dâu bản mường, chị đã chộn rộn biết bao cũng chỉ vì cái xựa bọc lau yêu mến. Ngày đó nhà chị nghèo lại neo người, nhưng chị cũng quyết làm cho rước về nhà chồng, tặng ông bà, bố mẹ, anh em bên chồng. Chị đã lặng lẽ ra đồi, vào rừng hái bông lau, sau này chính món quà cưới giúp chị mở tổ hợp sản xuất đệm bông lau từ năm 1982 để mong được thoát nghèo. Chị kể: Ở bản Luống này nhà nào có con gái lớn cũng đều chăm lo công việc làm đệm bông lau, vì đây chính là kỷ vật duy nhất của người con gái đem tặng nhà chồng khi về làm dâu. Nhà nghèo cũng cần có 3-4 chiếc, khá giả thì 12, 13, 14 chiếc. Ngoài đệm còn có thêm cái gối đầu, gối tay và đệm ngồi dùng cho người cao tuổi.

Vào mùa bông lau chớm nở, các cô gái Thái rủ nhau đi cắt bông. Lúc đầu cắt gần, mãi rồi cắt xa vì cây lau không nở bông kịp như tình yêu nam nữ. Mỗi ngày mỗi cô gái Thái cắt được một gánh vừa đằm đôi vai nhỏ đã vui lắm rồi. Bông lau đem về được ủ bằng lá chuối hoặc rơm khô trong vòng một tuần, rồi sau đó đem ra phơi khô vài ba nắng rồi dùng tay vuốt nhẹ. Những cánh bông mịn màng được đóng thành bì đem cất nơi khô ráo, chuẩn bị đến mùa cưới mới đem ra làm nệm.

Xưa ông bà làm nệm bằng thủ công. Cách đây 18 năm, nệm bông lau đã được làm bằng máy khâu. Theo kinh nghiệm của chị Hà, dùng máy khâu may nệm bông nhanh gấp ba lần làm bằng tay. Một tháng tổ hợp của chị làm được 80 chiếc. Một chiếc dài 1.9 mét, rộng 0.75 mét (nệm đơn) bán được 120 ngàn đồng (hơn 8 đô). Chị Hà vừa may vừa dạy nghề cho các bạn gái trẻ khắp bốn huyện miền núi quanh vùng.

Bạn,
Bông lau chỉ nở một tháng rồi tàn. Hạt lau vừa xốp lại vừa nhẹ, chưa kịp rụng xuống đã bay theo gió trời rồi rơi vãi khắp rừng. Thế mới có rừng lau, đồi lau, khe suối đầy những bông lau bàng bạc tím. Và cũng từ những đồi, những rừng bông lau đó, những cuộc tình sơn cước đã đến với bao cô gái Thái của núi rừng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.