Hôm nay,  

Đại Học Hệ Chuyên Tu

02/11/199900:00:00(Xem: 18681)
Bạn,
Theo tổ chức bậc đại học tại Việt Nam hiện nay, nhiều trường đại học có 3 hệ đào tạo sinh viên: hệ chính quy, hệ tại chức và hệ chuyên tu. Hệ chính quy dành cho các sinh viên theo học các lớp thường xuyên ban ngày sau khi đã trúng tuyển kỳ thi nhập học. Hệ tại chức dành cho các sinh viên đã đi làm (phần lớn là viên chức, công nhân), các sinh viên hệ này thường chỉ tập trung tại trường mỗi niên khóa 2 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 tháng, ngoài thời gian đó, các sinh viên tự học lấy theo giáo trình đã được phổ biến. Cũng có một vài trường, sinh viên hệ tại chức theo học vào buổi tối từ 2 đến 3 giờ. Còn với sinh viên hệ chuyên tu thì thời gian học và giáo trình học khác với hai hệ trước. Những sinh viên học hệ này thường là cán bộ, nhân viên trung cấp theo học các lớp nâng cao, ví dụ: trung cấp kỹ thuật học thêm ba năm hệ chuyên tu để thành kỹ sư, y sĩ (tương đương với cán sự y tế trước 1975) học chuyên tu 3 năm để được cấp bằng bác sĩ. Theo đánh giá về năng lực học của các hệ, giới sinh viên chính quy thường có câu: “Dốt bằng chuyên tu, ngu như tại chức”.
Để tránh cho sinh viên hệ chuyên tu khỏi mặc cảm, một số trường đã có sáng kiến mở các lớp “hoàn chỉnh kiến thức” để thu hút các sinh viên đang đi làm. Khi nhập học, các sinh viên được hứa là khi tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng hệ chính quy, thế nhưng cuối cùng đã phải dở khóc dở cười như câu chuyện sau đây tại một trường đại học qua ghi nhận của báo Sài Gòn:

Tại trường Đại học Hàng hải, sinh viên các khoa điều khiển tàu biển, kinh tế vận tải biển đã thắc mắc: Khi vào khóa học, trường đã nói với sinh viên khóa này là khi ra trường sẽ được cấp bằng chính quy. Trả lời câu hỏi này, ông Trần Đình Thềm, trưởng phòng đào tạo đã nói: Trường không hứa với các em nhưng hai khóa trước, cũng hệ này, các sinh viên đều được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy nên sinh viên tưởng được cấp bằng chính quy cũng không có gì là lạ cả. Ngay cả một số giảng viên có con em theo học hệ này cũng bất ngờ.
Đó là chuyện lạ xảy ra trong công tác đào tạo đại học: tuyển thì cứ tuyển còn hạ hồi tính sau. Một sinh viên buồn bã nói: Trong lớp tôi đã có nhiều người chọn con đường nghỉ làm để đi học. Cứ nghĩ rằng học lấy bằng chính quy sau này sẽ có lợi nhiều hơn, nào ngờ đâu... nếu biết rằng sẽ nhận bằng chuyên tu thì có lẽ chúng tôi sẽ không phải vất vả như thế này khi phải dồn sức vào việc học.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, các sinh viên hệ cao đẳng chính quy (học 3 năm) cũng bị một vố đau về sự chuyển đổi bậc học. Một số sinh viên cho biết như sau: Khi chúng tôi còn học năm cuối của hệ Cao đẳng, chưa thi tốt nghiệp thì nhận được thông báo trường tuyển vào học tiếp hệ đại học, sinh viên nào muốn theo học thì lên phòng đào tạo nộp đơn cam kết: nếu không thi đỗ cao đẳng sẽ ngưng học hệ đại học. Vậy là cái lớp học kỳ lạ ấy đã diễn ra vào ban đêm. Học được một học kỳ, trường lại thông báo: học buổi tối chỉ được cấp bằng chuyên tu, còn muốn được cấp bằng chính quy phải học ban ngày. Thế là lớp học phải tạm nghỉ một năm, chờ bố trí phòng học. Thế là không chỉ sinh viên đang theo học các lớp hoàn chỉnh bị sốc, mà hàng trăm sinh viên đang theo học các khóa cao đẳng cũng bất ngờ khi trường đột ngột thông báo không đào tạo loại hình này!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.