Hôm nay,  

Nan Đề Sách Giả, Tranh Nhái

15/07/201900:00:00(Xem: 2074)
Hàng giả là bình thường… hàng dỏm, hàng nhái cũng là bình thường. Nhưng tranh và sách là văn hóa, là tâm hồn, là cái đẹp của nghệ thuật… không lẽ cũng giả, cũng nhái. Vậy mà, chạy trời không khỏi giả với nhái.

Báo VietTimes kể chuyện tranh được giải thưởng, hóa ra cũng là nhái: Nhiều họa sĩ than trời khi “sự gian dối, trộm cắp trơ trẽn có cả trong hàng ngũ giảng viên trường đại học! Tôi rất xấu hổ khi có đồng nhiệp như vậy”.

Ngay khi Công đoàn Việt Nam vừa công bố các tác phẩm đoạt giải  cuộc thi “Sáng tác tranh cổ động chào mừng 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam”, thì trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bức tranh được cho là “bản chính” đã bị tác giả của các tác phẩm đoạt giải “xào xáo” mang dự thi.

Thật buồn vì Giải Đặc biệt của tác giả Đỗ Đình Tuyền, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, đã bị cộng đồng mạng “tố” đã sao chép từ nhiều tác phẩm khác nhau. Giải Ba và nhiều giải Khuyến khích của cuộc thi này đều bị “tố” dính nghi án “đạo”, nhái.

Còn sách giả thì ra phố là gặp… Báo SGGP kể rằng vào ngày 10-7, Sở TT-TT TPSG tổ chức hội nghị giao ban về công tác quản lý hoạt động xuất bản, in và phát hành 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn TPSG.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành xuất bản, in và phát hành của thành phố còn tồn tại những vấn đề khó khăn như: vi phạm bản quyền, in lậu, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của ngành chưa theo kịp với công nghệ mới, sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong và ngoài nước, kinh doanh truyền thống với kinh doanh trực tuyến…

Vấn đề được quan tâm nhất tại hội nghị chính là tệ nạn sách giả tràn lan và công khai, đặc biệt là trên các kênh thương mại điện tử hiện nay.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời Ông Lê Hoàng - phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - cho rằng vấn đề sách giả hiện đang rất nghiêm trọng, cần phải gọi đúng tên hành vi làm sách giả là sản xuất hàng giả. Hành vi này bị chế tài bởi Luật hình sự năm 2015, nhưng cho đến nay, các biện pháp đấu tranh bằng pháp lý đối với lĩnh vực sách giả chưa thấy hiệu quả.

Hiện nhiều sàn thương mại điện tử bán sách giả, sách lậu và người đọc đặt mua sách qua mạng gần như không thể biết được quyển sách mình sẽ được giao là thật hay giả.

Bản tin Zing ghi rằng First News - Trí Việt là một công ty quyết liệt trong công tác phòng, chống sách lậu. Đơn vị này có khoảng 1.000 đầu sách, thì họ đã phát hiện tới 668 cuốn bị in lậu. Đại diện đơn vị này nhận định: “Tình hình sách giả tại Việt Nam trong vài năm gần đây trở nên nghiêm trọng và có quy mô lan rộng hơn. Chúng tôi nhận được ngày càng nhiều thư, email, điện thoại bức xúc than phiền về chất lượng sách, giấy in, lỗi chính tả, lỗi in, chất lượng in, hình ảnh lem nhem từ độc giả đã mua sách. Không ngoài dự đoán, sau khi điều tra thì tất cả những chê trách đó đều có nguyên nhân bạn đọc mua phải sách giả”.

Thái Hà Books cũng phát hiện tới 150 đầu sách bị làm lậu, nổi bật như: 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu, Người nam châm, Chiến thắng con quỷ trong bạn, Đọc vị bất kỳ ai, Nuôi con không phải là cuộc chiến, Tứ thư lãnh đạo, Nhân tố enzyme…

Theo thống kê của NXB Giáo dục Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, đơn vị này đã phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ lậu tại nhiều tỉnh thành trong nước. Xuất bản phẩm của NXB Giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là sách tiếng Anh, sách bổ trợ, sách khai thác bản quyền từ nước ngoài, bản đồ giáo dục, át lát địa lý, đĩa CD ROM nghe nhìn giáo dục.

Trong khi đó, VTV kể: Sách càng hay, càng bán chạy, càng dễ bị làm giả với cuộc đua về giá. Còn với độc giả, sách rẻ họ sẽ mua.

Thị trường sách nở rộ cho thấy độc giả vẫn rất mặn mà với sách, không màng sách thật hay giả, chính thống hay bị in lậu. Sóng ngầm về chân giá trị đang ở bên trong những con phố sách - thế giới tri thức.

Thủ đoạn làm sách giả phổ biến nhất là chế bản toàn bộ. Với cách này đối tượng in lậu dùng các phần mềm chuyên dụng để nhận dạng chữ khiến độ chính xác cao, giống đến 95% sách thật. Cách này đặc biệt ưu thế với làm giả sách ngoại ngữ, với sách tiếng Việt thì sẽ bị nhiều lỗi chính tả do phần mềm không nhận diện được tiếng Việt.

Sách thật được scan chất lượng cao cả bìa và nội dung. Sách giả giống đến 90% sách thật. Hoặc kẻ làm sách giả photocopy, thay bìa đổi tên, đánh lừa người tiêu dùng bằng một nội dung nghe có vẻ mới lạ.

Một thủ đoạn làm sách giả khác đang ngày càng phát triển đó là scan toàn bộ sách thật thành file PDF và sách này trở thành sách điện tử bán trên mạng.

Báo Dân Trí kể: Nghịch lý nhà sách bị làm lậu, làm giả thua kiện kẻ in lậu… Tuy nhiên, trong cuộc chiến chống sách lậu, First News đã gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Văn Phước kể, năm 2011, sau hai tháng First News trực tiếp theo dõi và phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hà Nội đột kích phá án vụ in lậu có số lượng hơn 10 ngàn bản tại cơ sở gia công Huy Thi ở Hà Nội.

Sau khi First News từ chối lời đề nghị bồi thường 100 triệu đồng của cơ sở Huy Thi và khởi kiện nhằm cảnh báo thực trạng sản xuất sách giả lúc bấy giờ nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Hà Nội đã xử First News thua kiện. Còn Huy Thi trắng án với lý do: "10 ngàn quyển sách đang làm giả tại cơ sở Huy Thi đã bị bắt trước khi tung ra thị trường nên không hề gây bất cứ thiệt hại nào, vì thế First News thua kiện và phải đóng án phí".

Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể: Theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi in lậu bị xử phạt hành chính từ 30 - 40 triệu đồng; hành vi buôn bán sách lậu bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. “Việc xử phạt như hiện nay là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe và hạn chế tình trạng sách lậu. Vì thế, nhiều cơ sở in lậu sẵn sàng nộp phạt hành chính và tiếp tục tái diễn sai phạm” - ông Phạm Quỳnh, Phó Giám đốc phụ trách nội dung Công ty Cổ phần Sách giáo dục chia sẻ.

Đáng chú ý, theo chia sẻ từ đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin - Truyền thông), sách lậu vốn chưa thể ngăn chặn, xử lý triệt để bởi chính quyền cơ sở ở địa phương (phường, xã, quận, huyện) chưa coi trọng công cuộc chống sách lậu, còn bao che hoặc thiếu trách nhiệm. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, sách lậu có đất sống vì do khách hàng - các độc giả thường có tâm lý mua được sách giá rẻ, trong khi đó đa số sách giá rẻ thường kém chất lượng và là sách lậu. Bên cạnh đó, nhiều người quan niệm mua sách ở đâu cũng được, từ cửa hàng sách đến “hiệu sách vỉa hè” ở các thành phố lớn. Điều này phản ánh ý thức trong việc mua và đọc sách của nhiều người chưa cao, vô tình tạo không gian cho sách lậu bén rễ và vươn sâu vào thị trường.

Báo Thanh Niên cho biết có sách làm giả tới 15 phiên bản: Đắc nhân tâm bị làm giả tới... 15 phiên bản.

Được biết, các tác phẩm được chọn làm giả thường là những tựa sách đang bán rất chạy, như: Quẳng gánh lo đi mà vui sống, Đắc nhân tâm, Suối nguồn tuổi trẻ, Nghệ thuật bán hàng bậc cao, Nghĩ lớn để thành công, 7 thói quen để thành đạt, Sức mạnh tình yêu, Hành trình về phương Đông, Hạt giống tâm hồn… của nhiều đơn vị xuất bản: Tổng hợp TPSG, Trẻ, Hội Nhà văn, Văn hóa Thông tin, Dân trí, Hồng Đức, Tự điển Bách khoa, Thời đại, Phụ nữ, Mỹ thuật... Thậm chí có đơn vị liên kết như Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News) bị các “trùm lậu” làm giả đến 280 đầu sách, trong đó những ấn phẩm như Đắc nhân tâm, Hành trình về phương Đông, Hạt giống tâm hồn kỷ lục tới... 10 - 15 phiên bản khác nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.