Hôm nay,  

Bao Công Xử Án Ở Trường

14/10/199900:00:00(Xem: 6193)
Bạn,
Vào giữa thập niên 90, hệ thống truyền hình trong nước đã trình chiếu hai bộ phim nhiều tập do Hồng Kông và Đài Loan sản xuất, có cùng nội dung chính là tái hiện nhân vật kỳ tài Bao Công ngày xưa qua các vụ xử án. Hai bộ phim về Bao Công đã thu hút đông đảo khán giả, từ cậu học sinh tiểu học cho đến người lớn thuộc đủ thành phần xã hội. Trong thời gian gần đây, hai bộ phim này đã được lưu hành rộng rãi qua trung gian của các cửa hàng cho thuê mướn băng video. Một số câu đối thoại trong bộ phim Bao Công đã trở thành ngôn ngữ đời thường của đa số học sinh, sinh viên.
Theo thăm dò của một nhóm phóng viên trong nước, hiện nay, học sinh lớp 4, lớp 5 có thể không hết nhớ tên các nhân vật được học trong môn Sử nhưng nhớ rất rõ tên các thủ hạ thân tín của Bao Thanh Thiên, nhiều em tự ví mình là Trương Long, Triệu Hổ... Và càng bạo hơn khi các em đã “tự biên, tự diễn” những vở kịch ngắn với Bao Công là nhân vật chính như vở kịch “Bao Công Xử Án Thời Khóa Biểu” do một nhóm học sinh tiểu học ở Gò Vấp thủ diễn vào hạ tuần tháng 9 vừa qua. Diễn tiến của vở kịch được báo Thanh Niên ghi lại như sau:
“Công đường” là nhà của một học sinh tiểu học. Có đủ các nhân vật: Bao Công (cũng mặt đen, đội mũ cánh chuồn, nhưng mặc quần soọc, áo thun), Công Tôn Sách, Trương Long, Triệu Hổ...và người đi kiện. Chỉ có một người lớn còn tất cả đều là học sinh tiểu học. Cách xử án rất giống trong phim Bao Công trên truyền hình: có nhạc “Chuyện hôm qua như nước chảy về Đông”, cũng hô to “Dồ-guề” và cũng có hoãn xử vì đụng phải một bị cáo lớn.

Một học sinh tiểu học kiện lên Bao Công vì mình bị học quá nhiều. Cụ thể: sáng: học ở trường; chiều: từ 14 giờ đến 16 giờ: học thêm Toán; từ 16 giờ đến 18 giờ: học thêm tiếng Việt; từ 19 giờ đến 21 giờ: học thêm Ngoại ngữ và Tin học; từ 21 giờ đến 23 giờ: ôn lại tất cả các môn. Hậu quả là học sinh sức khỏe suy giảm, thể lực thê thảm. Bao Công cho Công Tôn Sách khám thấy mặt đập rất chậm, mỗi phút một cái, mặt cận 15 độ, cơ thể chỉ còn 8.5 kg (tính cả giày dép, quần áo, kiếng).
Bao Công cho đòi “can phạm” môn Toán, Toán đổ cho tiếng Việt, tiếng Việt đổ cho Ngoại ngữ và Tin Học, rồi cả 4 đổ cho thời khóa biểu quá dày dặc. Bao Công đòi đưa “người xếp thời khóa biểu” đến, nhưng khi biết người đó là mẹ của học sinh đi kiện, Bao Công... hổng dám xử nữa. Bởi Bao Công là một học sinh tiểu học... Bà mẹ coi lóm nảy giờ, đến đây hiểu ra thông điệp của bọn trẻ là “học và chơi”. Và bà sửa lại thời khóa biểu: hài hòa giữa học tập và chơi.

Bạn,
Câu chuyện trên được học sinh trường Phan Chu Trinh, quận Gò Vấp biểu diễn trong một chương trình được gọi là “triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm mới của ngành tiểu học”. Sau khi xem xong, phóng viên báo Thanh Niên đã viết như sau: Phải nói rằng, coi mà thấy nhột. Vâng, đừng nghĩ là muốn nhồi, bắt học sinh làm cái gì cũng được. Nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh bắt con em học quá nhiều, mà không quan tâm đến việc khác. Ước gì những vị phụ huynh đó xem Bao Công xử án thời khóa biểu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.