Hôm nay,  

Đồng Lương Khó Hiểu

02/09/199900:00:00(Xem: 6017)
Bạn,
Theo tài liệu của báo trong nước, hiện nay Việt Nam có 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước CSVN, chiếm 1/7 dân số, đó là một tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên viên kinh tế-xã hội, thì mức lương “nhà nước” bình quân rất thấp, chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu sinh hoạt, do đó hầu hết công nhân viên chức phải kiếm thêm từ nguồn khác. Hiện nay, theo quy định của Ủy ban liên bộ Tài chánh-Xã hội-Lao động CSVN thì mức lương “nhà nước” tối thiểu là 120 ngàn đồng (chưa đến 10 đô), mức lương căn bản tối đa (không tính các khoản phụ cấp) dành cho các quan chức và chuyên viên cao cấp được nhân với hệ số 10 so với mức lương tối thiểu, tính theo Mỹ kim vẫn không quá 100 đô. Chính với mức lương quá thấp này khiến cho “chỉ số tham nhũng” càng lên cao, tạo một tỷ lệ nghịch về tiền lương căn bản và các khoản ngoại bổng trong hàng ngũ cán bộ cao cấp CSVN. Hiện trạng này đã được báo Thanh Niên ghi lại qua tiểu phẩm “Đồng lương khó hiểu” với nội dung như sau:
Đồng lương của công chức xứ ta, kể cả công chức bậc cao nhất là đồng lương khó hiểu. Khó hiểu vì đồng lương đó không thể nào nuôi sống được bản thân viên chức và những người ăn theo gia đình, nhưng điều khó hiểu là công chức xứ ta vẫn sống được bằng đồng lương khó hiểu ấy. Cứ như là sống bằng phép mầu vậy. Bác Ba Phi bảo: Với đồng lương không đủ sống mà công chức xứ ta vẫn sống được thì nhà nước ắt phải chết. Cái chết của nhà nước theo như bác Ba Phi cắt nghĩa, chính là sự thất thu về ngân sách và sự thất thoát về công lao động bởi vì các vị công chức đều phải tự tìm cái sống cho bản thân mình. Viên chức nào may mắn ngồi ở vị trí có quyền thì sử dụng cái quyền ấy để chuyển thành tiền rồi đưa vào túi riêng. Những khoản thu cho ngân sách bị thất thoát ở các công sở cũng là con số khổng lồ chẳng thể nào tính xiết. Ngân sách thất thu, bộ máy hành chánh trì trệ, hết thảy cũng đều do đồng lương khó hiểu đó mà ra cả.

Lang Là (tác giả tiểu phẩm) hỏi: Thế thì theo ý bác thì phải giải quyết sau đây. Bác Ba Phi trả lời: Dễ ợt, chỉ cần trả lương cho công chức sống đàng hoàng là xong. Lang Là hỏi vặn: bằng cách nào" Chả lẽ in thêm tiền để trả lương cho công chức để rồi lâm vào tình trạng lạm phát. Bác Ba Phi nói: Không phải in thêm tiền mà chỉ cần thu nhỏ số lượng công chức lại để cái bánh có thể chia cho mỗi người một phần lớn hơn chứ không phải mỗi người một vụn bánh như hiện nay. Muốn vậy phải tinh giản bộ máy trên cơ sở gọn nhẹ nhưng hiệu quả với số lượng công chức tuy ít nhưng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hẳn hòi. Mặt khác phải điều tiết cho được thu nhập ở các khu vực nhà nước có nhập cao để chuyển cho khu vực nhà nước có thu nhập thấp. Thu nhập trên trời của mấy ông ngành bưu điện, điện lực chẳng hạn cần phải san sẻ bớt cho các nhân viên ở các ngành y tế, giáo dục... Ngay trong cùng một khu vực nhà nước thôi mà không điều tiết được, để thu nhập nơi này quá cao, nơi kia quá thấp thì nói chi đến chuyện điều tiết thu nhập toàn xã hội để thu hẹp giàu nghèo.
Bạn,
Khi nghe chuyên viên Ba Phi lên lớp về kế hoạch điều chỉnh lương thì Lang Là cười ruồi và nói: Tưởng bác có cao kiến gì tân kỳ ai dè các biện pháp mà bác đưa ra chỉ là chuyện cũ rích. Tinh giản bộ máy tổ chức gọn nhẹ, điều tiết thu nhập công chức, mấy cái đó nhà nước đã nói từ lâu rồi nhưng vẫn không thực hiện được. Ngược lại càng nói tinh giản thì bộ máy càng phình to ra. Đến đây thì Ba Phi trợn tròn mắt: Nếu vậy thì quả là khó hiểu thật!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.