Hôm nay,  

Ngày Chống Tra Tấn

24/06/201900:00:00(Xem: 1563)
Bạn đã quen thuộc với những chuyện bị bắt vào đồn công an, thế là bầm dập thân thể, đôi khi chết bất ngờ trong đồn với nhiều vết thương. Công an Việt Nam nổi tiếng là tra tấn thượng thừa, không kém gì an ninh Trung Quốc hay Bắc Hàn.

Nhưng thực sự không cần gì tới tra tấn bằng tay, bằng kềm kẹp roi búa… bởi vì sống trong chế độ CSVN, mở mắt ra là bị tra tấn ngay băng loa phường, mở TV là bị tra tấn bằng những lời dối trá, bước ra đầu xóm là bị tra tấn bằng những cặp mắt nhìn theo dõi, mở tờ báo ra là bị tra tấn bằng các bài viết ca ngợi ông Hồ… Tra tấn là bản chất chế độ…

Trong tuần lễ này, ngày 26/6 là ngày để Liên Hiệp Quốc lên án hành vi tra tấn. Nhưng tra tấn theo LHQ, lại hơi khác.

Theo định nghĩa của Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc, phiên bản năm 1987, theo điều 1.1 là:

“…bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tinh thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật - Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1…”

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở, câu chuyện về ngày chống tra tấn được kể như sau:

“Ngày 26 tháng 6 đã được lựa chọn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vì hai lý do. Đầu tiên, vào ngày 26 tháng 6 năm 1945, Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được ký kết trong thời gian giữa Thế chiến II - văn kiện quốc tế đầu tiên mà các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã cam kết phải tôn trọng và thúc đẩy quyền con người. Thứ hai, ngày 26 tháng 6 năm 1987 là khi Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực.

Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn đã được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc theo đề nghị của Đan Mạch, cũng là nơi đặt trụ sở của Hội đồng quốc tế về phục hồi chức năng cho nạn nhân tra tấn (International Rehabilitation Council for Torture Victims - IRCT).

Sự kiện đầu tiên được bắt đầu vào năm 1998. Kể từ đó, gần 100 tổ chức ở hàng chục quốc gia trên khắp thế giới ghi nhớ ngày này mỗi năm với các sự kiện, lễ kỷ niệm và các chiến dịch.

Ngày 16 tháng 7 năm 2009, Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn đã được chọn như là một ngày lễ quốc gia chính thức tại Bosnia và Herzegovina.

Mỗi năm, Hội đồng quốc tế về phục hồi chức năng cho nạn nhân tra tấn (International Rehabilitation Council for Torture Victims - IRCT) giám sát các kế hoạch chiến dịch của các tổ chức trên toàn thế giới và đến cuối năm xuất bản Báo cáo toàn cầu ngày 26 tháng 6, mô tả và tường thuật các sự kiện được tổ chức để ghi nhớ ngày này. Theo Báo cáo toàn cầu vào tháng 6 năm 2012, ít nhất là có 100 tổ chức ở 60 quốc gia trên toàn thế giới đã kỷ niệm ngày này với các hội nghị, hội thảo, các cuộc biểu tình hòa bình, sự kiện văn hóa và âm nhạc, sự kiện dành cho trẻ em, vv.

Ở châu Á, Ủy ban Nhân quyền châu Á tổ chức sự kiện này hàng năm trong khu vực. Mạng lưới chống tra tấn ở các nước châu Á khác nhau thực hiện các cuộc biểu tình và các sự kiện công cộng, mặc dù vẫn phải chịu đựng việc sử dụng tra tấn rộng rãi của các cơ quan công quyền.”

Vậy là, chúng ta có một ngày gọi là Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn…

Chính phủ Hà Nội có tổ chức rùm beng gì về ngày này hay không?

Có thể hình dung rằng trong ngày 26/6/2019, tức là vài ngày nữa, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có buổi họp báo để công bố về nghệ thuật tra tấn thời 4.0…

Cũng có thể ông Phúc sẽ nói rằng Việt Nam có một đặc sản, đó là Tra Tấn Madze-in-Việt-Nam chăng?

Đặc sản này có thể xuất khẩu sang nước nào nhỉ?

Cũng nên nhắc về ý nghĩa của Ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn: Ngày Quốc tế của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn được tổ chức hàng năm vào ngày 26 tháng 6 nhằm lên tiếng chống lại tội phạm tra tấn và để tôn vinh và hỗ trợ nạn nhân và những người sống sót trên toàn thế giới.

Theo lời nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, 1998, nói về ngày này:

“Đây là một ngày mà chúng ta tỏ lòng kính trọng của mình với những người đã phải chịu đựng sự không thể tưởng tượng. Đây là dịp để thế giới lên tiếng chống lại những gì không thể nói. Đã là quá muộn để có một ngày được dành riêng để ghi nhớ và hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn và những người sống sót trên toàn thế giới.”

Thế rồi, hơn một thập niên sau, giải thích từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, 2012, là:

“Nhân Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn này, chúng ta bày tỏ tình liên đới và hỗ trợ cho hàng trăm ngàn nạn nhân của tra tấn và các thành viên gia đình của họ trên khắp thế giới, những người đã phải chịu đau khổ. Chúng tôi cũng lưu ý rằng nghĩa vụ của các quốc gia không chỉ là ngăn chặn tra tấn nhưng để cung cấp cho tất cả các nạn nhân bị tra tấn những trợ giúp để khắc phục, bồi thường và các hình thức phục hồi chức năng thích hợp trong xã hội, tâm lý, y tế và các hình thức khác. Cả Đại hội đồng và Hội đồng Nhân quyền hiện nay đã mạnh mẽ kêu gọi các Quốc gia thiết lập và hỗ trợ các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các cơ sở tương tự.”

Hỗ trợ nạn nhân của tra tấn?

Thế thì, làm ơn hỗ trợ cho người dân cả nước Việt Nam nhé… Những người còn sống sót nơi đây hiểu được thế nào là bị tra tấn…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.