Hôm nay,  

3 Luật Sư Cứu Minh Phụng

27/07/199900:00:00(Xem: 12723)
Bạn,
Trong lá thư tuần trước, chúng tôi có đề cập đến một sự kiện trong vụ án Minh Phụng-Epco: đó là lời khai của Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn về “tội danh” hối lộ các quan chức ngân hàng CSVN để được duyệt các khoản tín dụng có mệnh giá từ hàng chục triệu đô đến hơn trăm triệu đô. Tuy nhiên, theo lời buộc tội của đại diện Viện Kiểm sát CSVN Sài Gòn thì tội danh nặng nhất của Tăng Minh Phụng và Liêu Khui Thìn là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN” mà mức án cao nhất là tử hình. Tăng Minh Phụng buộc phải bồi thường hơn 4 ngàn 355.5 tỷ đồng (hơn 300 triệu đô) và hơn 82.3 tỷ đồng tiền lãi (khoảng 59 triệu đô) cho Ngân hàng Công thương (ICBV) và hơn 126.5 tỷ đồng (khoảng 90 triệu đô) cho Ngân hàng Ngoại thương (VCB), ngoài ra Tăng Minh Phụng còn bị buộc phải trả lại gần 21 tỷ đồng cho một số ngân hàng do đã sử dụng 5 tài sản để thế chấp cùng lúc hai nơi. Theo báo trong nước, từ ngày 13/7/1973 đến gần cuối tháng 7/1999, tòa án CSVN dành thời gian cho phần biện hộ của luật sư các bị cáo và các nguyên đơn dân sự. Chánh thẩm phiên tòa đề nghị các luật sư bào chữa theo thứ tự từng bị cáo chứ không bào chữa một lúc cho nhiều bị cáo. Bắt đầu là bị cáo Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn. Bào chữa cho Tăng Minh Phụng là có 3 luật sư: Nguyễn Minh Tâm, Bùi Quang Nghiêm và Nguyễn Thị Kim Loan. Ba luật sư này đã cố chứng minh là đại gia Tăng Minh Phụng không phạm tội lừa đảo như Viện kiểm sát CSVN Sài Gòn cáo buộc. Mời bạn đọc đoạn tường thuật của báo Sài Gòn tường trình về các lời biện hộ cho Tăng Minh Phụng:

Các luật sư nói là rất băn khoăn về việc cáo buộc tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN” đối với Tăng Minh Phụng. Theo LS Tâm, hành vi lừa đảo bao giờ cũng xảy ra trong một mối quan hệ giữa kẻ đi lừa và kẻ bị lừa. Kẻ đi lừa là kẻ gian dối với người bị lừa để chiếm đoạt tài sản. Người bị lừa là người đang quản lý, nắm giữ tài sản là đối tượng của sự chiếm đoạt. Cho nên trong quan hệ tín dụng vào bão lãnh giữa Tăng Minh Phụng và ngân hàng, thì người quản lý tài sản của hai ngân hàng là Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng Ngoại thương chính là Phạm Nhật Hồng và Nguyễn Ngọc Bích. Như vậy, muốn cáo buộc Tăng Minh Phụng đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng thì phải chứng minh Tăng Minh Phụng đã lừa đảo hai ông Hồng và Bích bằng những thủ đoạn như thế nào" Luật sư Tâm nói thực tế cáo trạng buộc cả hai bị cáo Hồng và Bích cấu kết với Tăng Minh Phụng để lừa đảo, tức là kẻ đi lừa và người bị lừa đều phạm tội lừa đảo. Thế thì ai là người bị lừa trong mối quan hệ giữa Tăng Minh Phụng với ngân hàng. Mặt khác nếu không chứng minh được người bị lừa là ai khác thì rất khó qui kết Hồng và Bích về hành vi lừa đảo. Luật sư Tâm cho rằng đây chính là cái vòng luẩn quẩn về mặt lý luận, chưa có lối ra khiến cho ông và những người bào chữa cho Tăng Minh Phụng rất khó lý giải. Tương tự luật sư Nguyễn Thị Kim Loan cũng khẳng định: Tăng Minh Phụng chưa hề lừa đảo tài sản nào của nhà nước XHCN cả.
Bạn,
Để cứu Minh Phụng thoát án tử, nữ LS Kim Loan đưa ra hàng loạt chứng minh, trong đó có 5 tài sản công ty Minh Phụng và vợ chồng Tăng Minh Phụng đứng tên làm chủ sở hữu lại có tới hai bộ chứng từ quyền sở hữu đem thế chấp ngân hàng, theo bà, hoàn toàn do lỗi hành chánh (UBND CSVN Quận 11 cấp phép, UBND CSVN Thành phố SG cho hợp thức hóa, công chứng viên nhà nước công chứng). Cả thủ đoạn gian dối trong việc mua bán khống, rút tiền ngân hàng mà cáo trạng đã qui buộc, luật sư Loan cũng cho rằng đó là các khâu nối tiếp nhau trong thủ tục hành chánh, bà nhấn mạnh: Một thường dân như Tăng Minh Phụng không thể có khả năng siêu việt lừa đảo cả hệ thống ngân hàng nhà nước CSVN!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.