Hôm nay,  

Khi Sống Chung Với Lũ

22/10/200100:00:00(Xem: 4562)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, trong mùa lũ tại Miền Tây năm nay, cư dân các xã Phú Hữu, Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã bị thiệt hại nặng nhất. Đây là xã vùng sâu giáp với biên giới Căm Bốt nên bị ngập nặng từ mấy tháng nay. Tuần qua, phóng viên báo này đã đi theo một đoàn cứu trợ về tặng quà cho dân nghèo hai xã này. Đoàn cứu trợ đem theo bốn trăm phần quà chẳng thấm vào đâu trước 7 ngàn gia đình với hàng vạn con người ở đây đang cần cứu trợ khẩn cấp. Cái đói đang đe dọa từng ngày trong khi họ còn phải chịu đựng gần nửa chặng thời gian mùa lũ.

Cũng theo báo NLĐ, tại hai xã nghèo này, những người không có ruộng đất thì mùa lũ sống nhờ vào con cá, cọng rau, bông điên điển. Nhưng mùa lũ năm nay ít cá, lại sóng to gió lớn, nước chảy xiết nên những người đi bắt cá chẳng kiếm được bao nhiêu. Ngoài con cá, có bông điên điển là nguồn mưu sinh của dân ở đây. Muốn hái bông điên điển, dân ở đây phải hái vào ban đêm, không ai hái ban ngày vì sáng ra nó nở sẽ có vị đắng, hơn nữa phải hái ban đêm để sáng đi bán sớm. Kiếm sống vất vả như thế nhưng những thứ ấy giờ đây cũng đã cạn kiệt. Muốn có phải sang tận Cam Bốt, cho nên cọng rau ở đây tuy rẻ mạt nhưng cái giá phải trả thì đắt vô cùng.

Phải nói rằng cái hệ thần kinh của con người ở vùng lũ phải mạnh lắm mới có thể chịu đựng nỗi sự nghiệt ngã trên mảnh đất này. Cũng có những người không chịu đựng nổi, phải bỏ xứ ra đi. Nhưng đi đâu, về đâu " Chẳng có xứ sở nào lại dung nạp kẻ tha phương không tiền, không chữ, thậm chí không có sức lao động. Trong số những người khốn khổ đó, có người đã trụ lại sống chung với lũ và đã thoát nghèo.

Báo quốc nội ghi lại trường hợp anh Trương Văn Tuất, 32 tuổi, ngồi vá lưới trên chiếc bè nổi ở đầu sông Tắc Trúc, một nhánh ở thượng nguồn sông Hậu, giáp với biên giới Cam Bốt. Cái bè gỗ bề ngang hai mét, bề dài ba mét, chiều sâu hai mét rưỡi. Trên bè, anh cất một căn chòi nhỏ có thể ở được 5 người. Trong bè anh nuôi bầy cá bông 1,700 con, Những con cá to bằng bắp chân đang chen chúc nhau đớp mống. Anh Tuất cho biết, anh đóng chiếc bè này chi phí hơn 1 triệu đồng cộng với 350 ngàn đồng tiền cá giống, anh nuôi đến nay được 6 tháng, còn một tháng nữa thu hoạch, ước tính khoảng 18 triệu đồng. Nhờ tự đi đánh cá linh làm thức ăn cho cá bông nên lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng.

Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, anh Tuất dự tính rằng mùa lũ năm sau anh sẽ đóng một cái bè lớn hơn và cất trên đó một ngôi nhà chắc chắn hơn để cả gia đình gia đình xuống ở và nuôi được khoảng 5 ngàn con cá. Như vậy nhà anh khỏi phải di dời mà còn có thể kiếm được ba chục triệu đồng trong mùa lũ. Phóng viên NLĐ hỏi anh học nghề này ở đâu, anh chỉ tay dọc theo bờ sông và nói, xóm này có đến mấy chục gia đình nuôi cá bông bè, do tự nghiên cứu và học hỏi lẫn nhau, cái khó là làm sao để có vài triệu đồng vốn ban đầu. Anh Tuất cho rằng đây là cách tốt nhất để con người sống chung với lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.