Hôm nay,  

Tháng 4: Trận Phú Yên

15/04/201900:00:00(Xem: 2757)
Xuân Niệm

 

Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.

Sau khi VNCH triệt thoái khỏi Cao Nguyên từ giữa tháng 3/1975, Cộng quân gia tăng áp lực trên các cụm tuyến phòng ngự của Sư đoàn 22 Bộ Binh tại tỉnh Bình Định. Để bảo toàn lực lượng, Sư đoàn 22 BB và các đơn vị đồn trú tại tỉnh Bình Định rút khỏi Qui Nhơn đầu tháng 4/1975. Bấy giờ vùng trách nhiệm Quân khu 2 chỉ còn 4 tỉnh duyên hải: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số khu vực thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức đang bị áp lực nặng của Cộng quân (lực lượng trú phòng tại đây đang chuẩn bị triệt thoái).

Kết qảu sau cùng trận này là: Tướng Trần Văn Cẩm chỉ huy mặt trận Phú Yên, bị Cộng quân tràn ngập và bắt tại chiến trường.

Trước đó, để chỉ huy lực lượng Quân đoàn 2 tại mặt trận Phú Yên, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã cho lập bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2 tại Tuy Hòa và cử Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2, trực tiếp chỉ huy. Bộ chỉ huy này hình thành từ giữa tháng 3/1975 ngay sau khi bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku. Trước khi làm phụ tá cho Thiếu tướng Phú, tướng Cẩm là Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 thời kỳ Tướng Nguyễn Văn Toàn làm Tư lệnh.

Tướng Cẩm nguyên là sĩ quan Pháo binh, từ năm 1966 đến 1969, là Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh. Ông được thăng cấp chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972 khi đang giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Một thời ngắn sau, Tướng Cẩm được điều động về bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 để đảm trách chức vụ Tham mưu trưởng mà vị Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn (thăng trung tướng tháng 4/1974). Tháng 11/1974, khi Thiếu tướng Phú thay Trung tướng Toàn thì tướng Cẩm được bổ nhiệm chức Phụ tá Tư lệnh Quân đoàn.

* Phối trí lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 vào đầu tháng 4/1975

Theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, lực lượng phòng ngự thị xã Tuy Hòa vào cuối tháng 3/1975 chỉ có các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Phú Yên, và vùng phụ cận chỉ còn một tiểu đoàn Biệt động quân, một trong những đơn vị đã có công lớn trong việc khai thông lộ trình cuộc rút quân của Quân đoàn 2 trên Liên tỉnh lộ 7 B và hương lộ 436. Các đơn vị còn lại của Quân đoàn 2 từ Kontum và Pleiku rút về được đưa vào Nha Trang theo kế hoạch tái phối trí của Bộ Tổng Tham Mưu như sau:

-Binh sĩ thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh được tái tập trung tại Động Ba Thìn cách Cam Ranh 10 km về hướng bắc. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB có nhiệm vụ tổ chức lại đội ngũ các đơn vị trực thuộc. Lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân cơ hữu của các tiểu khu Pleiku, Kontum, Darlac đều tập trung về hết Trung tâm huấn luyện Lam Sơn để tái huấn luyện và làm lực lượng bổ sung và cung cấp nhân lực.

-Các liên đoàn BĐQ và các tiểu đoàn Pháo binh được tập trung về trung tâm huấn luyện của mỗi binh chủng tại Dục Mỹ, cách Nha Trang khoảng 35 km. Các đơn vị Thiết giáp được chuyển về tập trung tại trường Thiết giáp ở Long Thành, Biên Hòa. Tính đến cuối tháng 3/1975, cuộc tái phối trí đã tiến hành nhanh chóng, Sư đoàn 23 BB hoàn tất được một trung đoàn đầy đủ, BĐQ tái tổ chức được 2 tiểu đoàn; Pháo binh có 2 pháo đội 105 ly được huấn luyện và nhận súng mới.

Cùng lúc Sư đoàn 3 CSBV tấn công Qui Nhơn và vùng phụ cận thì tại tỉnh Phú Yên, từ ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 CSBV tấn công vào các quận của tỉnh Phú Yên và một số vị trí gần thị xã Tuy Hòa. Gần 7 giờ sáng, Cộng quân pháo kích vào thị xã, một số doanh trại trong đó bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên là mục tiêu chính của pháo Cộng quân.

7 giờ sáng cùng ngày, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Chỉ huy bộ tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 2 tại Tuy Hòa, đã gọi máy báo cáo tình hình cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú ở Nha Trang. Theo tường trình của Tướng Cẩm, Cộng quân pháo kích rất dữ dội, và bắt đầu tấn công cả mặt vào thị xã. Doanh trại của bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên, cũng là nơi trú đóng của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2, đã bị pháo nặng. Sau lần gọi này, Tướng Trần Văn Cẩm không còn liên lạc với Thiếu tướng Phú. Theo lời một số sĩ quan của Quân đoàn 2 có mặt tại Tuy Hòa lúc Cộng quân tấn công, sau khi báo cáo tình hình cho Tướng Phú, Tướng Cẩm cho lệnh rút ban tham mưu của ông ra khỏi doanh trại Tiểu khu, và ông đã sử dụng tần số không lục liên lạc với Không quân để yêu cầu cho trực thăng đến bốc ban tham mưu của ông, nhưng mọi sự liên lạc không có kết quả, sau đó ông đã bị Cộng quân bắt cùng với một số sĩ quan tham mưu.


Về tình hình bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên và lực lượng Địa phương quân của tỉnh này, theo lời Đại tướng Cao Văn Viên, một số tiểu đoàn Địa phương quân của tỉnh này đã phải bỏ phòng tuyến tìm cách vào Nha Trang, tiểu khu trưởng kiêm tỉnh trưởng Phú Yên (một trung tá BĐQ nhận chức ngày 29/3/1975) được báo cáo là bị thương và mất tích. Chỉ có một số đại đội do các sĩ quan trẻ chỉ huy đã tiếp tục chiến đấu với Cộng quân suốt cả ngày 1/4/1975 và sau đó gần hết đạn đã phải rút khỏi vị trí phòng ngự để bảo toàn lực lượng. Họ đã bị Cộng quân bắt sau khi phân tán mỏng để tìm đường vào địa phận tỉnh Khánh Hòa. Về phía Cộng quân, ngay trong ngày 1/4/1975 đã có một số bộ phận lọt vào Tuy Hòa và rạng sáng ngày 2/4/1975, toàn thị xã này đã lọt vào tay Cộng quân.

Tại phòng tuyến Đèo Cả, cách Tuy Hòa khoảng 40 km về phía Nam, Một tiểu đoàn Biệt động quân bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Tiểu đoàn đã chống trả quyết liệt và đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của Cộng quân. Đến nửa đêm ngày 1 rạng ngày 2 tháng 4/1975, Tiểu đoàn Biệt động quân đã phải rút khỏi phòng tuyến tiến về hướng Nha Trang. 7 giờ sáng ngày 2/4/1975, bộ Tổng Tham Mưu VNCH được báo cáo là Cộng quân đã chiếm tỉnh Phú Yên. Cùng với thời gian Cộng quân tấn công vào Bình Định và Phú Yên, Cộng quân tung Sư đoàn 7 CSBV tạo áp lực tại Tuyên Đức. Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tỉnh này được lệnh rút quân về hết Nha Trang. Các trường quân sự tại Đà Lạt cũng được lệnh rút khỏi Đà Lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975.

Tính đến sáng ngày 2/4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân khu 2 (trước ngày Cộng quân tấn công vào Ban Mê Thuột 10/3/1975, quân khu này có 12 tỉnh) chỉ còn lại một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Về quân số, ngoài Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương, chỉ còn 1 trung đoàn Bộ binh và 2 tiểu đoàn Biệt động quân, 2 liên đoàn Địa phương quân của hai tiểu khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập còn khả năng tham chiến.

* Trận chiến ở Khánh Dương

Trong hai ngày 1 và 2/1975, nhiều vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công. Tại Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù do Trung tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 trung đoàn của 2 sư đoàn Cộng quân. Lực lượng của lữ đoàn này gồm có 1 tiểu đoàn Pháo binh và 3 tiểu đoàn Dù đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư đoàn F-10 và F-320 của CQ. Các tiểu đoàn Dù đã đánh trả quyết liệt và bất chấp đạn pháo binh của Cộng quân bắn phá khá chính xác. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.

Cũng cần ghi nhận rằng đã có nhiều tài liệu và hồi ký viết về cuộc chiến đấu của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù, tuy nhiên những ghi nhận về diễn tiến thời gian có nhiều điểm khác nhau: Tài liệu của Phòng 3 Bộ TTM ghi rằng Lữ đoàn 3 Nhảy Dù rút khỏi Khánh Dương vào ngày 2/4/1975; trong khi đó, một tài liệu ghi lại theo trí nhớ của Trung tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy Dù, lại viết rằng cuối tháng 3/1975, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã mở đường máu về Phan Rang; ngược lại, nhật ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của tướng Phú, ghi rõ từng giờ, từng ngày tình hình chiến sự tại Khánh Dương, thì đã ghi như sau: đến 2 giờ 10 phút chiều ngày 1/4/1975, Tướng Phú liên lạc lần cuối với Lữ đoàn 3 Nhảy Dù.

Theo nhật ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1/4/1975, Trung tá Phát trình với Thiếu tướng Phú là nếu không có tăng viện và không được cấp phát thêm hỏa tiễn Tow chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ đoàn 3 Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư đoàn 22 BB từ Qui Nhơn rút vào cùng với 1 trung đoàn của sư đoàn 23 BB được tái chỉnh trang. Đến 2 giờ 10 chiều ngày 1/4/1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù. Tướng Phú được báo vắn tắt là Cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng ngự đã bị cắt nhỏ. Sau đó phía dưới đất tắt máy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.