Hôm nay,  

Khi Môi Trường Ô Nhiễm

24/03/201900:00:00(Xem: 2040)
Xuân Niệm

 

Đáng lo ngại: Nơi nào cũng ô nhiễm...

Báo Khoa học & Phát Triển kể: 25% số ca tử vong sớm là do suy thoái môi trường...

Suy thoái môi trường là nguyên nhân gây ra một trong bốn trường hợp tử vong sớm trên thế giới, theo báo cáo về Viễn cảnh Môi trường Toàn cầu (GEO) mới nhất của Liên Hợp Quốc được trình bày tại một hội nghị ở Nairobi (Kenya) vào tháng 3/2019.

Đây là thành quả nghiên cứu của 250 nhà khoa học đến từ 70 quốc gia. Họ đã hợp tác với nhau để đánh giá các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hơn 100 căn bệnh thường gặp.

Báo cáo cho biết, khoảng 1,4 triệu người chết mỗi năm chỉ đơn giản là do họ không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Nước bẩn thường mang mầm bệnh có thể dễ dàng gây ra các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, kiết lỵ và thương hàn.

Trong khi đó, báo Tài Nguyên & Môi Trường kể: Nhằm hưởng ứng và triển khai Dự án Mạng lưới hành động giảm thiểu ô nhiễm nhựa và Dự án Vịnh xanh, ngày 21/3, Sở TN&MT Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Greenhub tổ chức buổi Tọa đàm chuyên đề về  một số giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa và triển lãm “Rác thải nhựa và sáng kiến xanh”.

Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm; trong đó, 730 nghìn tấn nhựa thải trực tiếp ra môi trường. Tại tỉnh Quảng Ninh, mỗi ngày có khoảng  trên1.100 tấn chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó có phát sinh lượng lớn rác thải nhựa, túi ni-lon.

Bản tin VTV kể: Nhiều ngày nay, bãi tập kết than tại xã Hòa Nhơn (Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đang khiến cho cuộc sống của nhiều hộ dân thôn Phước Hậu bị đảo lộn vì ô nhiễm nghiêm trọng.

Than cháy âm ỉ bốc mùi hôi khét lẹt, mặt đường đen kịt bởi hàng chục xe vận chuyển than, ra vào bãi chứa. Tình trạng ô nhiễm không khí do bụi than, mùi than gây nên đã nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sống xung quanh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Mới đây, bãi chứa than tại xã Hoà Nhơn cháy bất thường, mùi than nồng nặc gây khó chịu nhiều ngày khiến nhiều người dân bức xúc.

Theo người dân địa phương, cơ sở kinh doanh bãi chứa than Đông Bắc hoạt động hơn 10 năm nay. Càng ngày chất lượng môi trường tại đây càng xấu. Nguồn nước thải từ bãi chứa than đã làm ô nhiễm hoàn toàn khe nước tự nhiên. Tất cả nước giếng sinh hoạt trong khu vực đều bị ngấm nước từ bãi than, đen ngòm, không thể sử dụng.

Báo Dân Việt kể: Nước sau khi được bơm từ giếng khoan lên, chưa qua lọc khi đổ nước chè vào bỗng nhiên đổi màu đen sì như than. Còn khi đã qua lọc thì vẫn lẵng cặn, váng bẩn có mùi tanh nồng nặc.   

Đó là tình trạng của người dân thôn Linh Quy, xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) ngày ngày phải hứng chịu. Chia sẻ với PV, chị Lê Thị Ngọt cho biết, 19 năm nay gia đình chị dùng nước giếng khoan nhưng nguồn nước không đảm bảo, mỗi khi phải sử dụng thì phải lọc qua bể lọc.

“Nước ô nhiễm lắm, khi bơm nước từ giếng khoan lên thì mùi tanh nồng như mổ cá bốc lên. Để có nước sinh hoạt nhiều gia đình phải xây bể, giờ nếu đi 10 nhà thì cả 10 nhà đều có bể chứa nước nhưng đều ố vàng” – chị ngọt giãi bày.

Bản tin VnMedia kể: Chất lượng không khí năm 2018 có cải thiện hơn so với năm 2017, tuy nhiên chất lượng không khí trong 3 tháng đầu năm 2019 so với các năm trước có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân tại sao?

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, qua theo dõi diễn biến từ năm 2017 đến đầu năm 2019 cho thấy, chất lượng không khí vẫn chủ yếu duy trì ở mức “trung bình”, chất lượng không khí năm 2018 có cải thiện hơn so với năm 2017, tuy nhiên chất lượng không khí trong 3 tháng đầu năm 2019 so với các năm trước có xu hướng giảm xuống.

...Về nguyên nhân khiến chất lượng không khí đầu năm 2019 có chỉ số ô nhiễm tăng cao, Sở TNMT cho biết, đây đều là các ngày có điều kiện khí tượng bất lợi, giảm vào các tuần nghỉ lễ, Tết và những ngày có điều kiện khí tượng thuận lợi. Trong giai đoạn này, ghi nhận nồng độ bụi PM2.5 có trong không khí cao, đặc biệt tăng cao vào thời điểm cuối tháng 1 (thời điểm Tết Nguyên Đán) và giữa tháng 3/2019.

Báo Autopress kể: Cấm xe máy là làm lợi cho người giàu.

Nếu cấm xe máy, phần lớn đường sẽ dành cho ôtô mà đa số người dân Việt còn nghèo.

...Tiếp theo, xét đến khía cạnh môi trường, cấm xe máy, ôtô lên ngôi sẽ phá hủy môi trường mạnh mẽ hơn. Xã hội sau đó đưa kinh tế tăng nhanh gấp trăm gấp mười lần xe máy. Xe máy phát triển từ những năm 1990 của thế kỷ trước đến nay đã được 30 năm mới đạt đến vấn nạn tắc nghẽn và ô nhiễm. Nhưng cấm xe máy để dành đường cho ôtô sau 3-5 năm vấn nạn tắc nghẽn và ô nhiễm sẽ đạt bằng thậm chí trầm trọng hơn ngày nay nhiều lần. Tính trên cùng một đơn vị hành khách, ôtô chạy xăng gây ô nhiễm gấp đôi xe máy chạy xăng. Công suất vận chuyển của làn ôtô chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba công suất của làn xe máy, chưa tính đến các giới hạn khác về đặc điểm quay đầu, hạn chế trong đường hẹp.

Về chiếm dụng không gian đường thì không cần nhắc lại. Hầu hết các bức ảnh chụp tại ngã tư cho thấy vài ba chiếc ôtô đã chiếm không gian bằng vài ba chục chiếc xe máy (tức là chục người ngồi trên ôtô thì chiếm không gian bằng 100 người ngồi trên xe máy).

Báo Môi Trường & Đô Thị kể: Thời gian gần đây, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được thông tin phản ánh của người dân thôn Huỳnh Cung (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc tại khu vực đồng ruộng phía sau Công ty cổ phần Thép Việt Tiến (gọi tắt là Mạ kẽm nhúng nóng Việt Tiến) từ nhiều năm nay tồn tại tình trạng nước thải có màu vàng đục làm chết cỏ, ô nhiễm, khiến khu vực đồng ruộng phía sau công ty không sản xuất được khiến nhân dân lo lắng bức xúc phản ánh.

Được biết công ty mạ kẽm nhúng nóng Việt Tiến có xưởng sản xuất tiếp giáp với cánh đồng phía thôn Huỳnh Cung, công ty này đã thuê kho xưởng của Tổng Kho Kim Khí số 1 để làm xưởng sản xuất có địa chỉ tại Km3, đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.