Hôm nay,  

Tiếng Anh Tại Việt Nam

26/11/199900:00:00(Xem: 6145)
Bạn,
Trong số báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật trung tuần tháng 11/1999, có bài viết về chuyện học tiếng Anh tại Nhật và Việt Nam. Tác giả là ông Trần Văn Thọ-tiến sĩ Kinh tế, giáo sư đại học tại Tokyo, chuyên viên của chính phủ Nhật. Trong bài viết, giáo sư Thọ đã nhận định rằng trình độ tiếng Anh nói chung của người Nhật được thế giới và chính người Nhật ghi nhận là kém so với các nước ở Châu Á. Về trình độ tiếng Anh của người Việt Nam, theo ông Thọ thì trong một chừng mực nhất định có thể được đánh giá cao. Tuy nhiên khi đặt vấn đề trong một tổng thể lớn, ông Thọ thấy rằng còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Sau đây là một trích đoạn từ bài viết của vị giáo sư này:

Ở nước ta, tiếng Anh chỉ mới được chú trọng từ khi có đổi mới nên có sự hụt hẫng trong bậc thang của đội ngũ trí thức, khoa học. Lớp trẻ phần lớn giỏi tiếng Anh nhưng chưa có bề sâu về chuyên môn, lớp đàn anh hoặc lớp bậc thầy thì ngược lại. Mặc dù như đã đề cập ở trên, thế hệ trước đã cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nhìn chung số người thích nghi được vẫn còn rất ít. Sự hụt hẫng trong các bậc thang của đội ngũ trí thức khoa học đặc biệt ảnh hưởng đến việc dịch thuật truyền bá thành quả văn hóa và khoa học tiên tiến nước ngoài. Những tác phẩm hay, gói ghém nhiều giá trị văn hóa và khoa học chưa được dịch thuật nhiều vì người dịch là những bạn trẻ tuy giỏi tiếng Anh nhưng thiếu bề dày tri thức chuyên môn, về trình độ học thuật. Những người thực sự giỏi cả tiếng Anh và tri thức chuyên môn, số lượng rất ít và thường không dành thì giờ cho việc dịch thuật vì công việc này không được xem là quan trọng hoặc do những lý do khác.

Cuối cùng, liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam, tôi có một nhận xét là trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập, nhiều khái niệm mới, từ ngữ mới được du nhập vào những trường hợp chưa được dịch chính xác sang tiếng Việt mà đã thâm nhập, phổ biến nhanh vào cuộc sống. Một thí dụ khá điển hình là cụm từ “viện trợ phát triển chính thức” được dùng rất thường xuyên hiện nay, kể cả văn thư chính thức của nhà nước. Từ năm 1993, VN bắt đầu nhận viện trợ từ các nước tiên tiến và các cơ quan quốc tế. Thuật ngữ quan trọng nhất, được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực này là ODA (Offical Development Assistance). VN đã dịch từ chính thức như vậy là không đúng nghĩa của ODA. Offical cũng có nghĩa là: thuộc về nhà nước, thuộc về chính phủ, có tính cách công cộng. Để chọn nghĩa chính xác phải hiểu cơ cấu, hệ thống và việc vận hành của các luồng viện trợ trên thế giới. ODA là luồng viện trợ do chính phủ các nước tiên tiến cấp cho chính phủ các nước đang phát triển hoặc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế. Còn một luồng viện trợ khác do các tổ chức tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) giúp các cấp của các nước đang phát triển. Do đó, nên dịch ODA là Viện trợ phát triển cấp nhà nước hoặc Viện trợ phát triển cấp chính phủ thì mới chính xác.

Bạn,
Phần cuối, giáo sư Thọ đã kể lại câu chuyện như sau: Gần đây, tại sân bay quốc tế Nội Bài, khi làm thủ tục lên máy bay, tôi ngạc nhiên và hơi ngỡ ngàng khi thấy các bảng treo xếp hạng hành khách đi máy bay. Máy bay quốc nội có hai hạng business class và economy class. Economy dịch là hạng thường thì cũng được nhưng business class mà dịch là hạng thương nhân thì thật là bất ổn. Vào đầu tháng chín năm nay, khi bay từ Hồng Kông về Sài Gòn tôi cũng thấy vậy trong bản thăm dò ý kiến của khách hàng. Nếu ecomomy dịch là hạng thường thì trong trường hợp này dịch business class là hạng đặc biệt có lẽ hay hơn cả. Các thí dụ này cho thấy cần thận trọng, cân nhắc và tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi áp dụng rộng rãi một khái niệm mới du nhập từ nước ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.