Hôm nay,  

Tiếng Anh Tại Việt Nam

26/11/199900:00:00(Xem: 6133)
Bạn,
Trong số báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật trung tuần tháng 11/1999, có bài viết về chuyện học tiếng Anh tại Nhật và Việt Nam. Tác giả là ông Trần Văn Thọ-tiến sĩ Kinh tế, giáo sư đại học tại Tokyo, chuyên viên của chính phủ Nhật. Trong bài viết, giáo sư Thọ đã nhận định rằng trình độ tiếng Anh nói chung của người Nhật được thế giới và chính người Nhật ghi nhận là kém so với các nước ở Châu Á. Về trình độ tiếng Anh của người Việt Nam, theo ông Thọ thì trong một chừng mực nhất định có thể được đánh giá cao. Tuy nhiên khi đặt vấn đề trong một tổng thể lớn, ông Thọ thấy rằng còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Sau đây là một trích đoạn từ bài viết của vị giáo sư này:

Ở nước ta, tiếng Anh chỉ mới được chú trọng từ khi có đổi mới nên có sự hụt hẫng trong bậc thang của đội ngũ trí thức, khoa học. Lớp trẻ phần lớn giỏi tiếng Anh nhưng chưa có bề sâu về chuyên môn, lớp đàn anh hoặc lớp bậc thầy thì ngược lại. Mặc dù như đã đề cập ở trên, thế hệ trước đã cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nhìn chung số người thích nghi được vẫn còn rất ít. Sự hụt hẫng trong các bậc thang của đội ngũ trí thức khoa học đặc biệt ảnh hưởng đến việc dịch thuật truyền bá thành quả văn hóa và khoa học tiên tiến nước ngoài. Những tác phẩm hay, gói ghém nhiều giá trị văn hóa và khoa học chưa được dịch thuật nhiều vì người dịch là những bạn trẻ tuy giỏi tiếng Anh nhưng thiếu bề dày tri thức chuyên môn, về trình độ học thuật. Những người thực sự giỏi cả tiếng Anh và tri thức chuyên môn, số lượng rất ít và thường không dành thì giờ cho việc dịch thuật vì công việc này không được xem là quan trọng hoặc do những lý do khác.

Cuối cùng, liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam, tôi có một nhận xét là trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập, nhiều khái niệm mới, từ ngữ mới được du nhập vào những trường hợp chưa được dịch chính xác sang tiếng Việt mà đã thâm nhập, phổ biến nhanh vào cuộc sống. Một thí dụ khá điển hình là cụm từ “viện trợ phát triển chính thức” được dùng rất thường xuyên hiện nay, kể cả văn thư chính thức của nhà nước. Từ năm 1993, VN bắt đầu nhận viện trợ từ các nước tiên tiến và các cơ quan quốc tế. Thuật ngữ quan trọng nhất, được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực này là ODA (Offical Development Assistance). VN đã dịch từ chính thức như vậy là không đúng nghĩa của ODA. Offical cũng có nghĩa là: thuộc về nhà nước, thuộc về chính phủ, có tính cách công cộng. Để chọn nghĩa chính xác phải hiểu cơ cấu, hệ thống và việc vận hành của các luồng viện trợ trên thế giới. ODA là luồng viện trợ do chính phủ các nước tiên tiến cấp cho chính phủ các nước đang phát triển hoặc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế. Còn một luồng viện trợ khác do các tổ chức tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) giúp các cấp của các nước đang phát triển. Do đó, nên dịch ODA là Viện trợ phát triển cấp nhà nước hoặc Viện trợ phát triển cấp chính phủ thì mới chính xác.

Bạn,
Phần cuối, giáo sư Thọ đã kể lại câu chuyện như sau: Gần đây, tại sân bay quốc tế Nội Bài, khi làm thủ tục lên máy bay, tôi ngạc nhiên và hơi ngỡ ngàng khi thấy các bảng treo xếp hạng hành khách đi máy bay. Máy bay quốc nội có hai hạng business class và economy class. Economy dịch là hạng thường thì cũng được nhưng business class mà dịch là hạng thương nhân thì thật là bất ổn. Vào đầu tháng chín năm nay, khi bay từ Hồng Kông về Sài Gòn tôi cũng thấy vậy trong bản thăm dò ý kiến của khách hàng. Nếu ecomomy dịch là hạng thường thì trong trường hợp này dịch business class là hạng đặc biệt có lẽ hay hơn cả. Các thí dụ này cho thấy cần thận trọng, cân nhắc và tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi áp dụng rộng rãi một khái niệm mới du nhập từ nước ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.