Hôm nay,  

CPTPP, Thương Mại, Đầu Tư, Bán Lẻ...

21/01/201900:00:00(Xem: 1796)
Xuân Niệm

 
Nhờ Hiệp định thương mại, kinh tế VN sẽ tăng tốc.

Bản tin VOV kể: Cơ hội từ Hiệp định CPTPP là rất lớn, các DN và các ngành hàng đều có thể nắm bắt kịp thời nếu như không muốn những cơ hội đó trở thành thách thức.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1, mở ra thời kỳ hội nhập kinh tế mới, tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu.

CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa giữa các nước trong CPTPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội song cũng có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) cũng như các ngành hàng tại Việt Nam.

Trong khi đó, Báo Công Thương kể chuyện Canada: Theo Cơ quan Thống kê Canada, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada trong năm 2018 ước đạt 6,36 tỷ CAD, tăng 4,2% so với năm 2017; trong đó, Việt Nam xuất siêu ước khoảng 4,34 tỷ CAD.

Theo cam kết trong CPTPP, ngay khi hiệp định có hiệu lực, các dòng thuế nhập khẩu của Việt Nam vào Canada sẽ về 0% trong vòng 3 năm. Những mặt hàng của Việt Nam được hưởng lợi lớn từ việc giảm thuế này có thể nhắc đến như dệt may, giày dép, túi xách, đồ gỗ… Được biết, về phía Canada, các doanh nghiệp quốc gia này đang kỳ vọng với việc mở cửa thị trường Việt Nam, cơ hội để các nông sản có thương hiệu như thịt lợn, thịt bò, thủy sản, hoa quả tươi vào Việt Nam sẽ rộng mở hơn.

Bản tin VTC kể: Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (Hải Dương) thưởng Tết tới 900 triệu đồng cho một nhân viên, đồng thời mua 45 ô tô, 20 xe máy điện để thưởng cho các nhân viên khác.

Dân Trí kể: Phát biểu tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2018 và triển vọng 2019-2020: Vận hội mới – Yêu cầu mới", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ quan điểm: "Không thể chấp nhận được ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài cao hơn nhà đầu tư trong nước".

Theo bà Lan, nếu như khi đàm phán các FTA, hay tham gia vào WTO luôn đặt ra yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tốt tương đối như doanh nghiệp trong nước thì Việt Nam đang đi ngược lại nguyên tắc này.

"Nên rà soát, cái gì quá ưu đãi thì nhất thiết phải giảm xuống, không ưu đãi thừa. Cần phải tăng cường nội lực cho doanh nghiệp trong nước. Tôi tin khi nội lực của chúng ta vững chắc thì sẽ có đủ sức mạnh chống chịu với những biến động bên ngoài", bà Lan nói.

Bản tin CafeF/Trí Thức Trẻ kể: John Rockhold – Trưởng nhóm Điện và Năng lượng, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF đặt ra câu hỏi lớn: "Làm thế nào đảm bảo giá năng lượng sạch không quá thấp và thu hút đầu tư từ các ngân hàng hoặc định chế tài chính?".

Ông cho biết khi tham dự một hội thảo về năng lượng được tổ chức tại Singapore, 94% các doanh nghiệp tin rằng Việt Nam là điểm đến tương lai của ngành năng lượng. Việt Nam cần thu hút được đầu tư của khu vực tư nhân vì Việt Nam cần tới 12 tỷ USD mỗi năm để duy trì phát triển năng lượng sạch, bên cạnh đó đưa ra khuôn khổ dài hạn về tính thanh khoản, đảm bảo chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân.

Bản tin VTV kể: Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, thiết kế Thụy Điển IKEA đang có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống trung tâm bán lẻ, kho hàng tại Hà Nội với vốn đầu tư khoảng 450 triệu EUR.

IKEA khai trương cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ

Nếu hệ thống này được xây dựng ở Hà Nội, nó sẽ cung ứng hàng cho toàn bộ thị trường Đông Nam Á.

Tại ASEAN, tập đoàn này mới có mặt ở Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Báo Tuổi Trẻ kể rằng thủ tục làm phiền doanh nghiệp: Vài người kiểm tra hàng chục ngàn container. Phương pháp kiểm tra cũng được cho là rất rườm rà, thủ công.

Câu chuyện "container ứ đọng vì thông tư" (Tuổi Trẻ ngày 16-1) và tình cảnh hàng trăm công nhân bị mất việc, hàng ngàn người khác bị cắt giảm lương do nhiều nhà máy ngưng hoạt động không biết có làm cho Bộ Tài nguyên và môi trường động lòng.

Những điều phi lý của thông tư 08 và 09 đã thấy rõ nhưng suốt nhiều tháng qua không được sửa chữa: thông tư trao quyền rất lớn cho ngành Tài nguyên và môi trường, nhưng trên thực tế nhân sự ngành này tại các tỉnh công nghiệp như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... chỉ vài người để kiểm tra hàng chục ngàn container. Phương pháp kiểm tra cũng được cho là rất rườm rà, thủ công.

Nếu như trước đây hải quan có thể làm cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ để thông quan cho doanh nghiệp thì nay với thông tư mới, họ đành "bó tay" vì phải chờ ngành Tài nguyên và môi trường vừa ít người, lại chỉ làm trong giờ hành chính...

Báo VnEconomy kể chuyện Hà Nội: Đầu tháng 1/2019, Tập đoàn FLC đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội, đề xuất ý tưởng quy hoạch và đầu tư một khu phức hợp sân vận động, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô lớn, nằm tại một trong các khu vực thuộc huyện Đông Anh, Mê Linh hoặc Sóc Sơn.

Theo ông Lê Thành Vinh, Phó chủ tịch Thường trực FLC, dự án khu phức hợp nói trên dự kiến có hạng mục chính là cụm công trình liên hợp thể thao, với điểm nhấn trung tâm là một sân vận động có sức chứa 100.000 chỗ ngồi, được thiết kế có mái che để đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế lớn, với mục tiêu trở thành sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng.

Bản tin VietnamBiz ghi lời Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT... Rằng nhiều DN cho biết, họ làm một số loại sản phẩm mới nhưng đi đăng ký cho sản phẩm mới đã phát hiện ra trong các danh mục quản lý lại không có.

Bởi vậy, ông cho rằng Việt Nam đang đi trong vòng luẩn quẩn. Các DN khởi nghiệp đều vướng xin - cho. Trong khi Việt Nam luôn nói mình là quốc gia khởi nghiệp. Vậy làm thế nào để DN khởi nghiệp "nở hoa".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.