Hôm nay,  

Khi Tư Nhân Làm Phim

28/07/200000:00:00(Xem: 5314)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi đã kể cho bạn nghe thực trạng điện ảnh Việt Nam. Như bạn đã biết, tất cả các hãng phim trong nước đều thuộc hệ thống quốc doanh. Từ những năm cuối của thập niên 80, do thiếu vốn sản xuất, một số hãng phim đã xin phép bộ Văn hóa Thông tin CSVN cho liên kết với tư nhân để làm phim. Theo ghi nhận của các báo quốc nội, có nhiều cuốn phim được thực hiện với 100% vốn của nhà làm phim tư nhân, nhưng mang bảng hiệu hãng phim quốc doanh. Mới đây, trước tình trạng xuống dốc của hệ thống sản xuất phim quốc doanh, bộ Văn hóa Thông tin CSVN lại đề ra chương trình xã hội hóa điện ảnh, thế nhưng đó chỉ là những đề cương còn nằm trên bàn giấy của các quan chức CSVN, trong thực tế, các nhà làm phim tư nhân đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, có khi thua lỗ nặng như ghi nhận sau đây của báo Thanh Niên.

Nhắc đến chủ trương xã hội hóa điện ảnh, nhà sản xuất phim tư nhân Hai Nhất cho rằng: nhà nước lâu nay có đề cập đến xã hội hóa điện ảnh nhưng cũng chỉ thấy nói đến chủ trương chứ chưa có văn bản nào thực thi cụ thể. Đến nay khi tư nhân nào bỏ tiền ra làm một bộ phim vẫn phải núp bóng dưới cái tên của một hãng phim nhà nước nào đó. Vấn đề ở chỗ tại sao đã xã hội hóa mà chưa cho thành lập hãng phim tư nhân để họ tự đứng tên làm phim và tìm kiếm thị trường tiêu thụ dưới sự quản lý của nhà nước" Đã là xã hội hóa thì cần phải mở rộng cho các thành phần tham gia và với nguồn vốn của mình họ tự xoay trở để tồn tại. Còn nghệ sĩ Lý Huỳnh, một người từng tiên phong làm phim từ khi nhà nước có chủ trương cho tư nhân bỏ vốn sản xuất phim từ những năm 1998 thì dẫn chứng: trước đây, khi chưa có chủ trương xã hội hóa, tư nhân vẫn làm phim ồ ạt, mỗi năm có khoảng 20 phim nhưng hiện nay đã có chủ trương xã hội hóa thì lại ít ai đăng ký làm phim, các hãng phim chỉ làm phim từ tiền nhà nước tài trợ, chứ tiền của hãng thì chắc là không. Nếu thực hiện đúng chủ trương xã hội hóa và được sự khuyến khích của nhà nước thì nhiều người mới nhảy vào làm phim, thị trường điện ảnh mới sôi động.

Giải thích vì sao hiện nay làm phim bị lỗ, cả ông Hai Nhất và nghệ sĩ Lý Huỳnh đều bức xúc và trăn trở: Thứ nhất là thuế, khi làm một bộ phim phải đội trên đầu rất nhiều loại thuế: thuế sản xuất, thuế doanh thu 6% trên tổng số vé bán được, nếu tiêu thụ có lãi phải đóng thuế lợi tức 32%, và năm nay lại có thêm thuế thu nhập không thường xuyên 10%. Thứ hai là vấn đề ăn chia của hệ thống phát hành phim: tỷ lệ là 5/5, 6/4 (phát hành: 6, sản xuất: 4) là không hợp lý, thậm chí còn nghịch lý khi toàn bộ chi phí làm phim, quảng cáo, đóng các loại thuế thì các nhà làm phim đều chịu. Nghệ sĩ Lý Huỳnh cho biết: thị trường xem phim ở các thành phố là thị trường lớn nhưng tỉ lệ ăn chia là 5/5, còn khi đem phim về chiếu tại các tỉnh thì tỉ lệ là 3/7 thì không hiểu nổi. Ông dẫn chứng: phim Kế hoạch 99 ông bỏ ra hơn 1 tỉ đồng và khi phát hành tổng thu là 2 tỉ đồng, nhưng công ty Phát hành phim Thành phố được hưởng một tỉ đồng, thế là ông lỗ. Vậy thử hỏi ai dám bỏ tiền ra làm phim không"

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, nhà sản xuất phim tư nhân Hai Nhất cho rằng những vấn đề trên là nguyên nhân khiến thị trường điện ảnh VN vẫn vắng bóng các nhà làm phim tư nhân mặc dù nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa. Đem những vấn đề trên trao đổi cùng Trần Luân Kim, tổng thư ký hội Điện ảnh VN, viên chức này cho rằng nếu đánh thuế như hiện nay thì người làm phim không có lãi, chủ trương xã hội hóa không thực hiện được. Tỷ lệ ăn chia giữa nhà sản xuất và nhà phát hành cũng chưa hợp lý, và hiện nay, Fafilm VN là doanh nghiệp nhà nước, nơi độc quyền phát hành phim!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.