Hôm nay,  

Đất Nước Của Nông Nghiệp

06/01/201900:00:00(Xem: 1920)
Xuân Niệm

 
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam.

Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…

Trái cây từ các nước Âu, Mỹ chủ yếu nhập chính ngạch nên có đầy đủ giấy tờ kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhưng có thành giá cao, như kiwi vàng (New Zealand) 190.000 đồng/kg, táo Envy (New Zealand) 235.000 đồng/kg…

Trong khi đó báo Dân Việt kể rằng vào ngày 4.1, Bộ NNPTNT đã công bố 10 sự kiện nổi bật ngành nông nghiệp năm 2018. Năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, các thị trường nhập khẩu dựng hàng rào kỹ thuật bảo hộ, ngành nông nghiệp đã xác lập được nhiều kỷ lục mới: tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 40 tỷ USD.

...Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 vượt ngưỡng 40 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017 (mục tiêu Chính phủ giao là 36 - 37 tỷ USD, mục tiêu Bộ đề ra là 40 tỷ UDS), đạt mức cao nhất từ trước đến nay với thị trường trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lạnh rét hại cây... Báo Kinh Tế & Đô Thị kể: Hà Nội đang hứng chịu một trong những đợt rét đậm, rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất kể từ đầu mùa Đông. Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng khiến người nông dân phải căng mình chống rét cho cây trồng, vật nuôi.

...Theo chia sẻ của nhiều nông dân trồng rau màu tại các huyện Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm... giải pháp nhiều năm qua bà con áp dụng để phòng chống rét cho cây trồng là che phủ nilon và cấp bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ giúp hạn chế thiệt hại, chứ năng suất và chất lượng vẫn bị giảm sút.

Bản tin VnExpress kể chuyện: Nông dân chế máy bắt sâu công suất 0,5 ha một ngày.

Máy có thể "hút" được các loại sâu nguy hại như sâu xanh, bọ xít muỗi... ở rau, chè giúp người dân không mất nhiều công chăm sóc.

Trong lễ vinh danh "Nhà khoa học của Nhà nông" mới đây không chỉ nhà khoa học được xướng tên, những nông dân sáng chế công cụ hữu ích giúp bà con nông dân cải thiện điều kiện canh tác cũng vinh dự lọt vào danh sách. Ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Tiền Phong, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) là một trong số đó... Từ thành công này, ông Hoàn tiếp tục chế tạo máy bón phân tra hạt, máy khoan lỗ trồng cây, máy cấy lúa, máy đào rãnh... trong đó phổ biến và đáng chú ý nhất là cải tiến thành công chiếc máy đốn chè.

Báo Nông Nghiệp VN kể chuyện mưa lũ lớn ở Nam Trung bộ; hàng vạn ha lúa bị nhấn chìm.

Đợt áp thấp kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh, mưa lớn ở các tỉnh Nam Trung bộ đã nhấn chìm hàng vạn ha lúa ĐX mới gieo sạ, không thể phục hồi.

Ghi nhận PV từ chiều 2/1 đến ngày 3/1, tại các tỉnh miền Trung, mưa bắt đầu giảm, nông dân đồng loạt ra đồng thực hiện tiêu úng, chuẩn bị gieo sạ lại lần 2, thậm chí lần 3, vì nhiều diện tích lúa ĐX 2018-2019 mới gieo sạ đã bị những cơn mưa kéo dài vừa qua gây ngập lụt trôi giống, hư hại không thể phục hồi.

Báo Vĩnh Long ghi nhận: ĐBSCL là vùng sản xuất trái cây hàng hóa lớn nhất nước, chiếm hơn 43% diện tích, 60% sản lượng. Từ vị trí thứ 3, cây ăn trái đã vượt qua cây lúa, định hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới của vùng là thủy sản - trái cây - lúa gạo.

Song, tình trạng dội chợ, chưa có thương hiệu và công nghiệp chế biến trái cây còn yếu kém vẫn đang là thách thức lớn của miền trái ngọt.

Báo Công Thương kể: Nhiều người tiêu dùng chia sẻ mua thực phẩm được quảng bá là an toàn từ các cửa hàng bán có giá cao để “tự hiểu” là sản phẩm chất lượng, an toàn. Còn thực chất sản phẩm thế nào thì cũng không rõ, chỉ biết tin vào người bán hàng.

Từ phía các đơn vị sản xuất thực phẩm cho hay, làm thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch an toàn là con đường vô cùng khó khăn. Doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất thực phẩm an toàn thực sự không nhiều, hàng hóa rất ít, nhưng chính họ không thể đưa hàng phân phối vào các chợ đầu mối vì thương lái không mua. Bởi sản phẩm thương lái cần là đẹp, bắt mắt và giá rẻ chứ không phải bề ngoài không hấp dẫn nhưng giá lại cao.

Báo Môi Trường & Đô Thị kể: UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) vừa có thông báo gửi đến các hộ tiểu thương đang hoạt động tại chợ tạm Trần Huỳnh và chợ tạm đường Điện Biên Phủ về việc tạm ngưng hoạt động đối với 2 chợ này.

Theo đó, thời gian ngưng hoạt động sẽ bắt đầu từ lúc 16h ngày 8/1/2019. Thời gian di dời tài sản sẽ bắt đầu từ 8h ngày 5/1/2019 đến 16h ngày 8/1/2019.

Lý giải về việc di dời, UBND TP Bạc Liêu cho rằng hiện nay quầy, sạp, nhà lồng chợ bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, hệ thống điện mất an toàn, gây nguy hiểm cho các tiểu thương và người dân mua bán.

Báo Thế Giới Tiếp Thị/VnExpress kể chuyện Nghệ An: Nông dân trồng cam mất tiền triệu mỗi đêm vì chuột cắn phá...

 Mỗi quả cam có giá 50.000 đến 100.000 đồng song nhiều hộ dân ở Nghệ An chưa kịp thu hoạch thì bị chuột cắn phá.

Đang vào vụ thu hoạch, nhưng hàng chục hộ trồng cam Xã Đoài hay còn gọi là cam "tiến vua" ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) không có hàng để bán, sản lượng sụt nhiều lần so với những năm trước.

Bản tin VTV kể: Những năm gần đây, hoa quả nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều. Cùng với đó, sức tiêu thụ các loại trái cây nhập khẩu ngày càng lấn át trái cây nội địa.

Tại các siêu thị Big C, Vinmart, hoa quả nhập khẩu được bày bán tràn ngập như: táo, lê, cherry, nho, xoài, dưa... Điều đáng nói, trái cây nhập ngoại cũng có giá cả rất đa dạng, có loại chưa tới 100.000 đồng/kg, nhưng cũng có loại giá tới cả triệu đồng.

CafeF kể: Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), xuất khẩu cá tra có lẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong năm 2019, nhưng nếu sản xuất tràn lan có thể dẫn tới rủi ro dư cung.

Pháp lý và dư cung là những rủi ro đến từ thị trường nội địa mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thường xuyên gặp phải, theo VDSC.

Thuận lợi: Theo VDSC, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ.

Báo Dân Việt kể chuyện Cà Mau: Cận tết lại lo "dưa hấu tặc", sau 1 đêm cả ruộng dưa nát bét.

Để có được trái dưa hấu bán tết, người nông dân phải mất hơn 2 tháng chăm sóc. Tưởng chừng gần hưởng thành quả thì chỉ sau 1 đêm, rẫy dưa hấu của ông Lê Văn Ni, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) bị kẻ xấu đập phá tan tành.

Báo Nhân Dân kể: Mưa lũ gây thiệt hại hơn 1.400 ha cây trồng ở Đắùc Lắc.

Chiều 3-1, UBND huyện Lắc, tỉnh Đác Lắc cho biết, những ngày gần đây, trên địa bàn huyện có mưa to khiến nước sông Krông Ana dâng cao tràn vào cánh đồng và một số khu vực dân cư thuộc các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đác Liêng, gây ngập lụt nhiều diện tích cây trồng và hư hỏng một số công trình phục vụ sản xuất của người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.