Hôm nay,  

Ô Nhiễm Thê Thảm

03/12/201800:00:00(Xem: 1680)
Xuân Niệm

 
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển  góc trời cũng ô nhiễm…

Báo Kinh Tế & Đô Thị kể chuyện Hà Nội với “Kênh T2 và T5, huyện Hoài Đức: Ô nhiễm nghiêm trọng”…

Theo phản ánh của người dân ở gần kênh T2, T5 xã Yên Sở, huyện Hoài Đức thời gian gần đây họ phải đóng cửa suốt ngày bởi cứ hé cửa ra là mùi hôi thối xộc vào nhà.

Đây là mùi nước thải từ các làng nghề chế biến nông sản trên xã Cát Quế, Dương Liễu đổ về. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch UBND xã Dương Liễu Phí Đình An cho biết, những tháng cuối năm, mỗi ngày các hộ dân nhập về khoảng 1.000 tấn dong riềng và trên 1.000 tấn sắn để chế biến nông sản. Với củ sắn, khi chế biến tốn ít nước nhưng dong riềng thì lượng nước tiêu tốn nhiều. Khi xả ra môi trường, chỉ vài hôm là nước thải bắt đầu bốc mùi. Từ khi nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà đi vào hoạt động, nước thải của 10 thôn trong đê đã cơ bản được thu gom, xử lý. Nhưng 4 thôn miền bãi (ngoài đê) do chưa có hệ thống thu gom về nhà máy nên vẫn xả thẳng ra kênh T5, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các địa phương cuối nguồn.

Báo Tài Nguyên & Môi Trường kể chuyện Sơn La: Người dân “kêu cứu” bên dòng suối ô nhiễm.

Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của người dân xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về tình hình ô nhiễm môi trường, nguồn nước do hoạt động sơ chế, chế biến cà phê của các hộ gia đình xả thẳng nước thải xuống suối.

Đã nhiều năm nay, cứ vào niên vụ sơ chế, chế biến cà phê, cả một dòng suối chảy dài từ khu vực ngã 3 Mai Sơn qua cổng UBND xã Chiềng Mung, đến xã chiềng Bằng, Mường Bon, huyện Mai Sơn có màu đen đặc, sủi bọt trắng và có mùi hôi khó chịu.

Không khí nhiều tỉnh thành cũng ô nhiễm… Bản tin VTV ghi rằng Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Live&Learn đã đưa ra những gợi ý để mỗi người có thể tự kiểm tra chất lượng không khí nơi mình ở và có cách phòng tránh ô nhiễm.

Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Live&Learn cho biết, mọi người có thể quan sát bằng các dấu hiệu cảm quan để đánh giá xem không khí khi đó có ô nhiễm không? Ví dụ như, bầu trời có xanh không, da thấy rát, hít thở khó khăn...

Báo Nhân Dân kể: Thời gian qua, Nhân Dân điện tử phản ánh tình trạng xưởng tuyển chì của doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc tại thôn Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn xả khói gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống, rừng trồng của nhân dân. Ngày 27-11, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Cạn cho biết, qua lấy mẫu không khí, phân tích cho thấy, nhiều thông số khí xả của xưởng tuyển này vượt mức quy chuẩn cho phép.

Qua thông tin phản ánh của báo chí, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Cạn đã kiểm tra trực tiếp tại hiện trường và ghi nhận, tại thời điểm kiểm tra có hiện tượng rừng thông của người dân bị chết không rõ nguyên nhân, có mùi lạ trong không khí ảnh hưởng tới việc dạy và học tại Trường tiểu học Đức Vân.

Báo Tin Tức kể: Dệt may là ngành công nghiệp đứng thứ 2 về gây ô nhiễm nguồn nước.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành này là nguồn gây nhiễm bẩn môi trường nước đứng thứ 2 từ việc xả thải trong quá trình sản xuất.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) đã rót gần 5 nghìn tỷ đồng dệt sợi, nhuộm và hạ tầng. Trong đó, các nhà máy dệt, nhuộm luôn sử dụng nhiều loại hóa chất như: axit, dung môi hữu cơ kiềm tính, thuốc nhuộm và chất màu nên khi xả thải thường có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới cũng ước tính, ngành dệt nhuộm đang sử dụng 1/4 hóa chất toàn thế giới mỗi năm và 1/5 lượng nước ô nhiễm toàn cầu do ngành công nghiệp dệt nhuộm thải ra. Các hóa chất nguy hại là độc tố tiêu diệt thủy sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.


Sài Gòn cũng thê thảm… Báo SGGP kể: Nhiều người dân sống trong hẻm 331 Lê Hồng Phong (phường 2, quận 10, TPSG) phản ánh Cơ sở tiện Thanh Danh đang gây khốn khổ cho cư dân vì gây ô nhiễm hóa chất và tiếng ồn. Chính quyền địa phương đã tiếp nhận đơn và giải quyết, nhưng việc khắc phục của chủ cơ sở vẫn chưa thỏa đáng.

Liên tục bị dân khiếu nại: Hẻm 331 Lê Hồng Phong là hẻm có hoạt động kinh doanh khá sầm uất ở quận 10. Thế nhưng, nhiều căn nhà ở hẻm này cứ phải đóng cửa im ỉm suốt ngày vì không sao chịu nổi tiếng ồn và mùi sơn nồng nặc từ Cơ sở tiện Thanh Danh (số 331/7 Lê Hồng Phong).

Để xác minh thông tin của cư dân, 9 giờ sáng chúng tôi đến hẻm này và đã chứng kiến hoạt động ầm ĩ của cơ sở tiện. Suốt chiều dài đường hẻm đã bị chủ cơ sở tận dụng phơi hàng chục mâm ô tô vừa mới được sơn. Tiếng mài, tiện, gõ, đập… chan chát, inh ỏi.

Báo Lao Động Thủ Đô kể: Qua đánh giá, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tại đô thị lớn như Hà Nội thì ô nhiễm không khí do bụi nổi cộm nhất. Ô nhiễm do bụi được phản ánh thông qua bụi lơ lửng bao gồm bụi thô (TSP và PM10) và bụi mịn (PM2,5). Chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Khoa Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Ô nhiễm giao thông chiếm khoảng 70% tổng lượng phát thải của cả thành phố, nồng độ khí thải ở các đường giao thông, khu vực đông dân cư rất lớn, vượt ngưỡng cho phép khá nhiều lần”.

Theo ghi nhận thực tế tại các nút giao thông Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy không khí ngột ngạt. Qua trực quan, tại một số khu vực có lưu lượng phương tiện giao thông đông đúc như: Minh Khai (Bắc Từ Liêm), đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Giải Phóng... nếu chú ý quan sát có thể thấy nhiều bụi lơ lửng cùng khói xe nồng nặc. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các khung thời điểm tan tầm, khi lượng phương tiện tham gia giao thông tập trung đông đúc.

Đà Nẵng cũng la trời… Báo Việt Nam Mới kể: anh Hồ Lợi (ngụ đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu) chia sẻ, nhiều năm qua, xe buýt chạy tuyến Tam Kỳ - Đà Nẵng làm anh thất kinh mỗi khi ra đường.

“Xe buýt chạy phóng nhanh, lạng lách rất dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Giữa dòng người đông đúc mà bóp còi inh ỏi, chạy nhanh rồi tấp lề đón trả khách.

Tôi cũng thấy những xe buýt này đã cũ kĩ lắm rồi, khói đen xả ra là khiến người đi sau buồn nôn, ô nhiễm môi trường. Đề nghị Sở GTVT TP làm sao xử lí chứ để nguy hiểm quá!”, anh Lợi nói.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời báo động: TS.BS Lê Thái Vân Thanh - phòng khám chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.SG - cho rằng trong và sau mưa bão, vô số vi sinh vật gây hại từ chất thải, xác động vật, nước cống… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi. Khi nước rút, trên mặt đất vẫn tồn tại các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh này. Khi trời nắng nóng, khô hanh, có gió thì sẽ bốc hơi, lan tỏa trong không khí dễ gây bệnh cho cộng đồng.

Theo BS Vân Thanh, sự biến đổi thời tiết vào những ngày sau bão như ngập úng, có gió, se lạnh, nắng nóng… rất dễ gây ra các nhóm bệnh về da như dị ứng da, ngứa da như nổi mề đay, nước ăn chân… Và nổi mề đay là bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi. Đặc điểm của bệnh này là thường xuất hiện sẩn phù từng mảng trên da, gây ngứa khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như nước mưa, gió, nắng…

Bản tin VietnamPlus kể về tiếng ồn sân bay hại dân: Số liệu của Viện Khoa học Công nghệ và giao thông vận tải ITST cho biết ô nhiễm tiếng ồn quanh khu vực sân bay ở Việt Nam dao động ở khoảng 48-71dB.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, con người không nên tiếp xúc với tiếng ồn tàu bay trên 45dB vào ban ngày, 40dB vào ban đêm. Ở trên hai mức này, con người có thể chịu tổn hại tới thính giác, cản trở giao tiếp bằng hội thoại, ảnh hưởng tới giấc ngủ, thể chất, tim mạch, sức khỏe tâm thần...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.