Hôm nay,  

Trai Hành Nghề Mại Dâm

04/07/200100:00:00(Xem: 4504)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, cứ vào buổi tối, trên một số con đường và khu công viên ở trung tâm Sài Gòn, người đi đường thỉnh thoảng bắt gặp những thanh niên ăn mặc bảnh bao, chải chuốt, đi thong dong, đôi mắt cứ đảo qua, liếc lại, phóng những cái nhìn thăm dò vào đám xe ôm dắt mối hay những người đi đường có nhu cầu. Khách mà họ chờ là nam lẫn nữ, khách ta, khách Tây, khách Đài Loan đều có. Đặc biệt có những khách là phụ nữ trung niên đã ly dị hoặc độc thân không chịu nổi sự cô đơn. Những cô gái trẻ cũng có nhưng hiếm hơn, và cũng có những khách nam giới chỉ thích làm tình với người cùng giới tính. Đó là những người thừa tiền, thiếu tình. Dân làng chơi gọi họ là “bánh mì” để phân biệt với gái mại dâm được gọi là “bánh bèo”.

Trong một phóng sự về tệ nạn này, hai phóng viên báo Thanh Niên cho biết là đã đến công viên Văn Lang, quận 5, Sài Gòn để tìm hiểu thực trạng. Mới 9 giờ tối, phóng viên đã thấy “bánh mì” đi bách bộ trên các vỉa hè ôm quanh công viên. Một số người lảng vảng trước nhà thờ Thánh Nữ bên cạnh hoặc lượn lờ trên những chiếc xe đời mới. Phóng viên tiếp cận một thanh niên tên là Nh., 26 tuổi, dễ nhìn. Nh. nhà ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, lên Sài Gòn từ 4-5 năm nay. Lúc đầu đi bán áo quần, sau thấy việc đứng đường khá nhàn và kiếm tiền mau lẹ hơn, anh ta gia nhập thế giới bánh mì và lún sâu vào đây lúc nào không hay.

Phóng viên báo TN đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, đoạn gần đường Nguyễn Hữu Cảnh, vào lúc 23 giờ đêm. Có hơn khoảng chục bánh mì ẩn sau các gốc cây hoặc đi xe đạp, xe máy, lượn tới, lượn lui. Có cả một “bánh mì” đang ngấu nghiến nhai bánh mì, mắt vẫn đảo liên tục. Tấp vào góc cây to, phóng viên gặp một thanh niên chừng 21-22 tuổi, khuôn mặt trông khá thư sinh và không che giấu vẽ tự ty. Chàng ta kêu giá 70 ngàn đồng/giờ (bao trọn gói) và yêu cầu khách dùng phương tiện đưa mình đến nhà trọ trên đường Điện Biên Phủ. Rỉ rả một hồi, chàng ta bật mí mình là sinh viên năm thứ hai, do không kiếm được chỗ dạy kèm và nghe lời rủ rê của các tay anh chị, kèm thêm một chút tò mò, nên đã ra đứng đường gần 1 năm nay.

Cũng giống như gái gọi, các “bánh mì” sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách khi có lời đặt hàng. Ở Sài Gòn, tính sơ sơ cũng có cả trăm bánh mì. Số lượng đối tượng này có xu hướng ngày càng tăng lên. Địa bàn hoạt động của họ là công viên trước Dinh Thống Nhất, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và một số đường khác, trong các quán cà phê dọc bờ sông Thanh Đa, nhất là tại công viên Văn Lang. Họ thuộc nhiều thành phần: kẻ thất nghiệp, công nhân, người buôn bán, sinh viên và có cả những nhóm đồng tình luyến ái.

Bạn,
Theo báo TN, những nam nhi hành nghề này cho biết có ngày họ tiếp 3-4 khách, cả nam lẫn nữ. Theo một số người cho biết, họ đã từng gặp cảnh các bà vồ vập quá, phải bỏ của chạy lấy người. Một viên trung úy công an CSVN phụ trách trật tự tại một địa điểm trên đường Đinh Tiên Hoàng cho phóng viên TN biết: “Càng về khuya, các đối tượng mua bán dâm hoạt động trên các tuyến đường trọng điểm càng sôi động hơn.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.