Hôm nay,  

Tăng Trưởng, Thủy Sản, Da Giày, Phế Liệu...

30/09/201800:00:00(Xem: 1988)
Xuân Niệm

 
Tăng trưởng, tăng trưởng... Báo Đầu Tư Chứng Khoán kể: Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I, nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,46%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,61% và khu vực dịch vụ tăng 6,87%.

Báo Nông Nghiệp VN ghi lời Ông Hideto Soma, đại diện Liên hiệp hợp tác gia công thủy sản toàn quốc Nhật Bản cho biết: Từ xưa, nghề chế biến thủy sản đã phổ biến và góp phần làm cho bữa ăn của người Nhật trở nên phong phú. Trong những năm gần đây, ẩm thực Nhật Bản được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới và nhu cầu về thủy sản Nhật Bản ngày càng tăng cao. Nhật Bản muốn giới thiệu nhiều sản phẩm thủy sản chế biến thơm ngon, bổ dưỡng, chất lượng cao đến thị trường Việt Nam.

Báo PetroTimes ghi lời Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội da giày TPSG cho biết, tăng trưởng của ngành da giày vào thời điểm trước năm 2010 là từ 15% – 21%. Thế nhưng, hiện nay thì tăng trưởng trung bình chỉ còn từ 10 – 12%.

Việc tăng trưởng chậm lại là vì nguồn nguyên phụ liệu chậm phát triển do các địa phương từ chối ngành thuộc da vì ô nhiễm. Trong khi đó, ngành thuộc da hoàn toàn có thể xử lý ô nhiễm được nhưng một số doanh nghiệp lại không chịu làm.

Bản tin VietnamNet ghi rằng theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2018 là 73,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 23.053 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,6% và 50.050 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,3%.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng năm 2018 là 11.536 doanh nghiệp, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.

Như vậy, tính chung 9 tháng, số DN thuộc diện “khai tử”, “chết lâm sàng” lên đến hơn 84,5 nghìn DN.

Báo SGGP kể tình hình “Siết nhập khẩu phế liệu: Ngành giấy bao bì lao đao”...

Ngành giấy bao bì trong nước đang “khóc ròng” do ảnh hưởng từ việc siết nhập khẩu phế liệu thời gian qua. Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất khiến các doanh nghiệp (DN) đứng trước nguy cơ phải giảm công suất hoặc tạm ngưng sản xuất.


...Cụ thể, trong tháng 8, sản xuất của ngành giấy giảm 2%, chủ yếu là giấy bao bì; giấy bao bì xuất khẩu cũng giảm 8%, chủ yếu do tình hình nhập khẩu phế liệu căng thẳng.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam (VINPAS) Nguyễn Ngọc Sang, ngành giấy khan hiếm và tăng giá đang khiến lĩnh vực bao bì cũng tăng theo, đặc biệt đang lúc cao điểm sản xuất hàng hóa mùa tết cận kề.

Báo Tiền Phong kể rằng: Ngày 27/9, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết hiện giá cá tra đang ở mức 33.000 - 34.000 đồng/kg, mức cao nhất, từ trước tới nay. Nguyên nhân chính là do khan hiếm nguồn cung, mà chủ yếu do thị trường nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc thay đổi nhu cầu tiêu thụ cá tra Việt Nam.

Cụ thể, thị trường Trung Quốc đang tiêu thụ cá tra loại cỡ (size) lớn (1kg/con), tự nhiên cắt ngang để chuyển sang cá size nhỏ (khoảng 700g/con) rồi giờ quay lại sử dụng cá size lớn nên nguồn cung khan hiếm, không đáp ứng kịp.

Báo Đầu Tư kể: theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đã có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 90,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,2%.

Trong đó, có thể kể đến một số mặt hàng, như điện thoại và linh kiện đạt - 36,1 tỷ USD, tăng 14,6%; hàng dệt may đạt - 22,6 tỷ USD, tăng 17,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt - 21,6 tỷ USD, tăng 16,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng - đạt 12,1 tỷ USD, tăng 28,7%; giày dép - đạt 11,8 tỷ USD, tăng 10,5%; gỗ và sản phẩm gỗ - đạt 6,3 tỷ USD, tăng 13,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng - đạt 5,9 tỷ USD, tăng 15,8%.

Báo Đại Đoàn Kết kể: Giới nghiên cứu thị trường cho hay, theo quy luật tăng trưởng cứ 1% GDP thì tăng trưởng của hàng tiêu dùng nói chung là 1,5%. Thế nhưng, tại Việt Nam hết sức nghịch lý, GDP tăng lên đến 7,08% song tăng trưởng của hàng tiêu dùng lại không chuyển biến. Tương tự hàng tiêu dùng, lĩnh vực thực phẩm cũng không khá hơn, mặc dù thực phẩm đóng gói từng là ngành tăng trưởng cao ngất ngưởng. Các mặt hàng thực phẩm còn duy trì tăng trưởng, như: xúc xích tiệt trùng, snack và sợi ăn liền (mì, phở, bún, miến,..).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên, do nhu cầu tiêu dùng đang hạn chế. Điều đặc biệt, người tiêu dùng đang thay đổi về nhận thức sử dụng hàng hóa. Nghĩa là, không sử dụng đại trà như ngày xưa, thay vào đó quan tâm đến sản phẩm sức khỏe nhiều hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.