Hôm nay,  

Dạy Tiếng Anh Công Nghệ...

09/09/201800:00:00(Xem: 2451)
Xuân Niệm

 
Có cách nào dạy ngoại ngữ cho học sinh nhanh chóng giỏi được  không? Có cách nào cho học sinh học tiếng Anh mau chóng không? Tại sao cứ phải lo chuyện đánh vần tiếng Việt rồi làm cho bí hiểm, lớn lao? Có cách dạy tiếng Anh kiểu công nghệ 4.0 hay không?

Bản tin Infonet kể: Thầy giáo làm clip giúp nhiều người hiểu rõ hơn về cách phát âm "lạ"...

Giữa những tranh cãi không ngừng trên mạng xã hội về cách đánh vần "lạ", thầy giáo Nguyễn Thành Nam - hiện là giảng viên của Học viện Kỹ thuật quân sự, đã đăng tải một đoạn clip ghi lại những chia sẻ của mình xung quanh vấn đề này...

Để hướng dẫn rõ cho học trò của mình, thầy giáo Nguyễn Thành Nam đã nghiên cứu, tìm hiểu về cách đánh vần với cách nhìn khoa học, xét trên cả phương diện lịch sử để giúp học sinh hiểu hơn về cách đánh vần trong sách giáo khoa Công nghệ Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Bản tin VTC News kể chuyện “Dạy học trò đọc chữ theo ô vuông, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học VN: 'Trò khó tiếp nhận, cô giáo vất vả'...”

PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, phương pháp dạy đọc của GS Hồ Ngọc Đại không chỉ khiến học trò khó tiếp nhận để phân biệt âm vị, âm tố hay là ngữ âm mà cô giáo cũng vất vả...

Ông Tình phân tích: "Ở Nga người ta cũng phải đánh vần, ở Mỹ ngày xưa cũng dạy học chữ theo kiểu phân ra nguyên âm, phụ âm, cũng theo phương pháp của thầy Hồ Ngọc Đại, đi từ cụ thể đến khái quát, học từ âm vị, âm tiết, sau đó mới học phát âm.

Tuy nhiên, sau đó họ lại chuyển sang cách học theo phương pháp như phương pháp truyền thống như của ta hiện nay, đó là đọc từ trước, thuộc đã, đi từ khái quát đến cụ thể. Và bây giờ, Mỹ đã tận dụng, kết hợp cả hai phương pháp một cách hiệu quả nhất để học trò vừa phát âm được mà vẫn nhận diện được bảng chữ cái, chứ không loại trừ bất kỳ phương pháp nào".

Báo Thanh Niên đăng bài của “chị Hà Việt Anh, nguyên Thư ký tòa soạn tạp chí Mẹ và Bé, cũng là cựu học sinh của chương trình này.

'Chúng tôi vẫn sử dụng tiếng Việt rất bình thường, hiệu quả'

Nếu chương trình công nghệ giáo dục (CNGD) thực sự "có vấn đề", "xâm phạm quốc hồn quốc túy" "làm xáo trộn xã hội" "hủy hoại tiếng Việt, hủy hoại văn hóa dân tộc" như các trí thức tự phong cho mình là có trách nhiệm với nền giáo dục nước nhà lớn tiếng chỉ trích, thì tại sao Bộ GD-ĐT không dẹp bỏ nó luôn từ 40 năm trước, khi nó xuất hiện tại Việt Nam, cớ sao phải đợi đến tận bây giờ?”

Báo Gia Đình Mới ghi nhận: Phụ huynh nổi điên vì con chỉ 'đọc' được ô vuông, tam giác, không biết đánh vần chữ...

3 clip trên mạng xã hội chia sẻ cảnh các phụ huynh "nổi điên" vì dạy con tập đọc với phương pháp mới, chỉ "đọc" được hình tam giác, ô vuông mà không đánh vần được chữ.

...phụ huynh vô cùng bức xúc vì cho rằng phương pháp dạy học có vấn đề vì trẻ chỉ nhìn theo ô vuông để đọc chứ không hề biết đánh vần và mặt chữ. Đỉnh điểm, bố học sinh xé tan cuốn sách tập đọc...

Số ít trong đó có những bình luận ủng hộ phương pháp trên, có thể kể đến chị Đỗ Thị Minh Ngọc chia sẻ: “Phương pháp đánh vần tiếng Việt theo sách lớp 1 thực nghiệm chẳng những không sai mà là cách điều chỉnh từ cách đánh vần sai (theo cách cũ) trở thành đúng, theo khoa học về ký tự âm vị..."

Bản tin Infonet/VNE ghi lời “Thầy giáo Nguyễn Anh Dân (Đồng Tháp) chia sẻ quan điểm về cách dạy đánh vần cho học sinh lớp 1...” rằng:

“Lớp 1 là lớp đầu cấp tiểu học, học sinh bước đầu chuyển từ chơi mà học ở mầm non để bước sang học là chính. Vì vậy chỉ nên dạy cho các em những gì thật đơn giản, dễ tiếp thu. Chỉ cần dạy học sinh biết một chữ cái nào đó “đọc là gì” là đủ (chữ cái “c” đọc là “cờ”, chữ cái “k” đọc là “ca”...), còn chữ cái đó “mang âm gì” thì chưa thật sự cần thiết. Đừng muốn các em phải nắm vững tiếng Việt như sinh viên đại học chuyên ngành ngôn ngữ.”

Báo Lao Động ghi lời Cô giáo Trần Thị Ngọc Mai - người 4 năm giảng dạy bộ sách Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục - cho biết, bộ sách nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định...

Theo cô Mai, khi nhận ra được những ưu điểm của sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục (TV1 - CNGD) sẽ giúp học sinh nắm vững luật chính tả hơn, hiểu rõ về cấu tạo, cấu trúc ngữ âm, giúp học sinh biết đọc nhanh hơn, viết tốt hơn so với chính khả năng của các con. Bên cạnh đó, chương trình cũng có bộ sách hướng dẫn giáo viên thực hiện tiết dạy theo các bước rất cụ thể. Đây là lý do nhà trường đã chọn lựa bộ sách TV1 - CNGD.

Khẳng định về những ưu điểm qua kết quả làm bài tập, kiểm tra, đánh giá, tuy nhiên, cô giáo Mai cũng chỉ ra một số yếu điểm trong TV1-CNGD và cho rằng nếu cải thiện thì sẽ tiện lợi cho giáo viên khi dạy hơn.

Báo Nghệ An nói rằng: “Công nghệ giáo dục: “Đánh vần thì đánh, đừng đánh thầy Đại”...”

Cách đánh vần theo SGK Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đã được dạy trong các trường thực nghiệm bốn mươi năm nay; không nên vì một nhược điểm nhỏ mà phủ nhận những ưu trội khác của phương pháp này...

đừng đánh đồng cách dạy đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại với những “cải tiến” về chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền, vì đây là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. PGS Bùi Hiền đưa ra cách cải tiến chữ viết của ông ấy, còn GS Hồ Ngọc Đại đưa ra cách dạy đánh vần khác với cách lâu nay chúng ta vẫn biết (nhưng thực ra là không mới đối với những người nghiên cứu ngôn ngữ), cách viết thì GS Hồ Ngọc Đại vẫn giữ nguyên, không có thay đổi gì. Cứ đánh đồng những thay đổi của hai vị này là không thỏa đáng.

Báo Giáo Dục VN ghi nhận  lời Thầy Đại rằng mọi chuyện chỉ là chia tiền:

“Nội dung trao đổi giữa Giáo sư Hồ Ngọc Đại với phóng viên kênh VTC14 về chương trình sách giáo khoa mới:

Phóng viên: "Từ năm 2019-2020, tức năm học sau đấy, sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đưa vào..."

Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Không hơn gì cái cũ đâu. Nó chỉ chia nhau tiền, để nó làm tiền, không hơn gì hết. Bản chất nó vẫn thế”.

...Thầy Nguyễn Minh Thuyết từ chối bình luận, thầy Mai Sỹ Tuấn thắc mắc sao Giáo sư nói liều như thế, thầy Phạm Tất Dong cho rằng thầy Đại không đủ...”

Nói ngắn gọn là: điên cái đầu...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.