Hôm nay,  

Chống Lũ Cứu Vườn Cây

13/10/200000:00:00(Xem: 5085)
Bạn,
Theo báo Kinh tế Sài Gòn, toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 45,00 mẫu tây cây ăn trái (diện tích mỗi mẫu tây là 10,000 mét vuông). Thế nhưng mới hơn nửa tháng chịu đựng sức ép của lũ và cường triều từ biển Đông, đã có hơn 20,000/35,000 mẫu vườn cây ăn trái trong vùng ngập lụt nặng có nguy cơ bị xóa sạch. Trong tuyệt vọng, nhiều chủ vườn cây (báo quốc nội gọi là nhà vườn) đã tìm mọi phương kế để chống lũ hầu cứu lấy vườn cây. Về Tiền Giang trong những ngày thượng tuần tháng 10 vừa qua, một phóng viên báo trên ghi lại tình cảnh của những nhà vườn qua đoạn ký sự như sau.

Một phụ nữ ở ấp Mỹ Quới, xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, chủ một vườn cam sành và sapôchê mới gầy dựng, kể lại: đã có quốc lộ chịu một phía, chỉ cần làm một con đê kiên cố ở mặt sau sẽ giữ được cả vùng. Ngặt là ai cũng ỷ y đê đã tôn cao hơn đỉnh lũ năm 1978, nào ngờ lũ lớn làm ngập hết vườn này đến vườn khác. Đó là vùng nam quốc lộ 1 A, thiệt hại chủ yếu là do bị áp lực triều cường từ biển Đông và hạ lưu sông Tiền, còn phía Bắc gối đầu Đồng Tháp Mười thì gần như 100% vườn cây bị san bằng từ trước đó một tuần.

Chúng tôi (phóng viên) đã từng đi đến các vùng trồng cây ăn trái miệt Cái Bè-Cai Lậy, kể cả trong hai trận lũ lịch sử 1997 và 1996 nhưng chưa bao giờ thấy các chủ nhà có vườn tiều tụy đến phờ phạc, thậm chí khóc sướt mướt bên những chiếc máy đầu to đùng vì không bảo vệ được vườn tược đương hồi sinh lợi. Bởi một héc ta vườn chuyên canh xoài nhãn, cây có múi của vùng này cho lợi tức không dưới 50 triệu đồng mỗi năm. Còn sầu riêng hạt lép ở vùng Tam Bình-Long Trung và cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp, Cai Lậy thì giá trị còn cao hơn nhiều lần. Bị chết trụi như vậy không chỉ mất trắng nguồn thu nhập mà còn phải tốn công sức, tiền của gầy dựng lại. Vì thế có những khu vườn chỉ vài ba công, nhà vườn sẵn sàng bỏ ra cả trăm ngàn đồng mỗi ngày để bơm tát, hy vọng cầm cự thêm một thời gian. Ông Lê Văn Cường, nhà vườn chuyên canh xoài ở xã Mỹ Đức Tây (Cái Bè) đã tử thủ theo kiểu còn khô còn bơm, nói: Bơm đằng trước nhưng cũng phải lo chống đỡ đằng sau vì bể bờ. Nhiều người khuyên bỏ đi nhưng tôi nhưng tôi sẽ vẫn kiên trì cho đến khi không còn hơi sức mới buông xuôi cho nước lũ hoành hành.

Chúng tôi đã rảo quanh một số khu vực Quốc lộ 1A thuộc vùng ven thị trấn Cai Lậy và một phần xã Thanh Hòa huyện Cai Lậy. Ở đây việc chống lũ khẩn trương chưa từng thấy. Cho đến thời điểm đầu tháng 10, mặc dù lũ và triều cường phía sông Tiền đã ngập 100% xã và thị tứ toàn huyện nhưng ở nhiều vùng ô bao vẫn còn vang vang tiếng máy bơm suốt ngày đêm để bảo vệ đến cùng vườn cây ăn trái. Một viên chức huyện Cai Lậy cho biết lũ diễn biến phức tạp hơn dự kiến, địa phương và đồng bào huy động mọi nguồn lực đi mua gom bao ni-lông vô cát lấy từ sông, hoặc đất chất thành tuyến đê, rồi túc trực bơm bằng máy dầu hoặc mô tơ điện. Nhờ vậy đến giờ còn cầm cự được. Hiện lực lượng hộ đê và tuần phòng nơi đây được tổ chức thành đội ngũ lên đến hàng ngàn người.

Bạn,
Theo báo Kinh tế Sài Gòn, vấn đề đau đầu đối với địa phương là hiện nay có tới 20,000 trong số 30,000 mẫu tây vườn cây ăn trái đặc sản bị ngập sâu, không còn cách nào cứu chữa, cùng 7,800 mẫu khóm nguyên liệu, điểm dựa của công nghiệp chế biến rau quả xuất cảng mang lại hàng trăm tỉ đồng mỗi năm cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đã vậy, phần diện tích còn lại cũng chưa thật bảo đảm an toàn, bởi mực nước lũ thượng tuần tháng 10 đã cao hơn trong đê đến hai mét. Theo phóng viên trên, nhiều người tưởng tỉnh Tiền Giang thiệt hại ít nghiêm trọng so với nơi khác, kỳ thực chỉ riêng khu vực vườn cũng đã mất không dưới 1,500 tỷ đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.