Hôm nay,  

Thép Phá Giá, Gian Nan, Ngộ Độc, Ngành Luật

29/07/201800:00:00(Xem: 1985)
Xuân Niệm

 
Thép Việt có phải là thép Tàu? Có phải nghi ngờ này có phần nào sự thật?

Báo Người Đồng Hành kể: Thép Việt dính nghi vấn bị bán phá giá ở Malaysia...

Ngày 24/7, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) quyết định điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt, thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

...Theo cáo buộc của nguyên đơn là Công ty thép FIW, sản phẩm bị điều tra có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc gần đây gia tăng đáng kể và đang bị bán phá giá thị trường Malaysia, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Trong khi đó, bản tin VOV ghi lời ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) thừa nhận, xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nổi bật là việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ, quy định tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe. Điều này khiến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Báo An Ninh Thủ Đô ghi nhận: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm, bệnh hiểm nghèo tăng theo...

TS Nguyễn Trí Ngọc- Phó Chủ tịch, tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho hay: "Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón tràn lan, không hiệu quả đang ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản và gây ô nhiễm môi trường".

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết: những thị trường “chịu chi” ở Mỹ hay ở Âu Châu cũng đang bắt đầu tìm kiếm hương vị trái cây đặc sản Đông Nam Á.

Mỗi năm, 2,4 triệu tấn sầu riêng được xuất khẩu từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, chủ yếu được tiêu thụ ở Trung Quốc. Hàng triệu tấn trái vải sản xuất từ Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Cộng Đồng châu Âu, Anh và nơi Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Long nhãn của Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và gần 700 ngàn tấn măng cụt chủ yếu từ Thái Lan cũng được nhiều thị trường biết đến không chỉ là thực phẩm giàu chất kháng ô xy hóa mà còn là dược phẩm và nguyên liệu công nghiệp. Ngay cả 6,5 triệu tấn ổi từ Đông Nam Á cũng tìm được thị trường rộng lớn, từ Ấn Độ, Mỹ, châu Âu đến Saudi Arabia, Kuwait và Jordan.

Bản tin Zing kể: Dù doanh thu nửa đầu năm của Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn giảm trên 9% nhưng lãi ròng lại tăng tới 53%, đạt 112 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Savico (mã chứng khoán SVC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với kết quả doanh thu giảm nhưng lợi nhuận ròng thu về lại tăng rất mạnh so với cùng kỳ.

Báo Đấu Thầu kể: Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế, do Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chờ cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018 hoặc 2019.

Báo SGGP ghi nhận: Theo khảo sát của Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên, tỷ lệ sinh viên chuyên ngành Luật có việc làm là 89,8%, chuyên ngành Quản trị - Luật là 94,4%, chuyên ngành Quản trị kinh doanh là 94%... Đây là tín hiệu rất lạc quan về chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, trong bối cảnh chung còn mù mờ về tỷ lệ có việc làm ở các cơ sở đào tạo và cả nước có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp.

Vinanet cho biết: Nhập siêu gần 900 triệu USD trong nửa đầu tháng 7.

Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.

Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 15 ngày đầu tháng 7 đạt 8,342 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 9,221 tỷ USD. Như vậy, mức thâp hụt thương mại của cả nước trong nửa đầu tháng này lên đến 879 triệu USD.

Báo Tài Chính kể: Đồng USD tăng giá có lợi với nhiều người...

Hiện nay, các DN xuất khẩu ở Việt Nam có đến 90% kim ngạch vẫn được thanh toán bằng USD. Từ nay đến cuối năm sẽ là những tháng cao điểm của xuất khẩu, vì thế khi đồng USD tăng giá, các DN xuất khẩu thu lợi lớn hơn.

Ngoài ra, đồng USD tăng giá khiến một loạt đồng tiền khác giảm giá, trong đó đồng NDT (Trung Quốc), Yên (Nhật Bản), Won (Hàn Quốc) rớt giá mạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.