Hôm nay,  

Học Lớp 4 Soạn Nhu Liệu

6/16/200400:00:00(View: 6295)
Bạn,
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Hoàng Vân, học lớp 4/4 Trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Cậu bé này vừa đoạt giải nhất khối tiểu học trong cuộc thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng với nhu liệu "Kể chuyện cổ tích". Báo Thanh Niên kể như sau.
Một lần, mẹ đi thăm các bạn là trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật về, mẹ kể: Ở những nơi ấy, các bạn nhỏ ít có những phương tiện để vui chơi, ít có sách truyện để đọc. Đêm xuống, các bạn không được ngồi quây quần đầm ấm như ở gia đình em, không được đọc những câu truyện cổ tích rất hay mà ba và mẹ thường chở em đi chọn mua ở các nhà sách... Ngay lúc ấy, trong đầu em đã nảy sinh một ý tưởng, viết một phần mềm chuyện cổ tích dành riêng cho những người bạn thiệt thòi đó.
Khi viết, gặp phải những chỗ khó em thường hỏi anh trai là Nguyễn Hoàng Hải (học lớp 11 Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quí Đôn, từng đoạt giải nhất phần mềm thành phố, giải nhì quốc gia nhu liệu Kỹ năng thanh niên năm học 2002-2003).

Ngay trên trang đầu tiên, em đã nghĩ phải có lời mở đầu thế nào thật thiết thực và em đã ghi đoạn viết "Các bạn nhỏ hiện nay rất ít được nghe kể chuyện cổ tích... Để giúp các bạn giải trí sau những giờ học căng thẳng, em đã sưu tầm truyện cổ tích để phát triển thành phần mềm Truyện cổ tích". Những truyện Cây tre trăm đốt, Sọ dừa, Sự tích dưa hấu, Tấm Cám... được em chọn cho những trang phần mềm đầu tiên. Phần mềm của em có cả phần rút ra bài học từ những câu chuyện cổ tích bổ ích.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: May mắn thay, nhu lieu ấy lại được giải, em thấy hạnh phúc lắm. Khi em được giải, mọi người đều ngạc nhiên hỏi em học vi tính vào thời gian nào, ở đâu" Thật ra, trong các môn học, ba mẹ đều không tạo áp lực cho em, luôn tạo điều kiện cho em và anh trai vừa chơi, vừa học. Còn tin học, em thường hay đứng đằng sau anh Hải, học lén những thao tác của anh ấy. Anh khen em có ý tưởng độc đáo, và tạo mọi điều kiện để em tự viết phần mềm. Em đang viết một phần mềm nữa, nhưng phải bí mật. Nhất định sẽ rất hấp dẫn!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện xảy ra tại Ngân hàng máu của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, và Bệnh viện Truyền máu SG. Tại đây, luôn có người bán máu để có tiền sống lang bạt, đi du lịch. Đó là những người cũng có gia đình, nhưng do "thân xác con trai nhưng tâm hồn con gái", thích bỏ nhà đi bụi. "Tài sản" của họ là máu. Ghi nhận của báo Sức Khỏe-Đời Sống như sau.
“Gặp một nạn nhân bị lừa đảo đưa đi Malaysia: Bị bắt, bị giam cầm và... không một xu dính túi.” Đó là nhan đề một bài trên báo Lao Động, kể về hoàn cảnh một thanh niên VN đi “lao động xuất khẩu ở Mã Lai, và rồi bây giờ vêà lại. Chuyện do ký giả Xuân Quang của báo này ghi như sau.
''Đầu nậu kế toán'' chui, đó là cách gọi của dân trong nghề chỉ người kinh doanh dịch vụ kế toán ''chui''. Những người kiếm sống bằng dịch vụ này thường là các kế toán viên có nhiều kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm "lách" các khoản thuế. Khách hàng của họ là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, các cửa hàng đại lý. Báo Pháp Luậr TPSG viết về các đầu nận này như sau.
Đây là chuyện của dân nghèo sống bằng nghề bán thịt cóc. Họ trong 1 làng mà đến 90% mưu sinh bằng nghề bán thịt "cậu ông trời" Báo Thanh Niên viết về 1 thanh niên 25 tuổi, nhưng đã có 10 năm trong nghề qua đọan ký sự như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, mặc dù đến tháng 7/2004, các trường đại học tại VN mới tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất cho niên khóa 2004-2005, nhưng từ đầu năm, các trung tâm luyện thi Đại học đã vận hành hết công suất để thu hút học sinh. Một trong những chiêu để thu tiền học sinh là dịch vụ tổ chức thi thử, dựa theo tuyển tập đề thi mẫu của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo CSVN. Phóng viên TNVN đã viết về dịch vụ này tại HN qua đọan ký sự như sau.
Theo báo Người Lao Động, giới văn nghệ trong nước đang bàn tàn xôn xao về một cuộc thi có tên là "Cô Gái Vàng-Tìm Người Giống ca sĩ Mỹ Tâm".Giải nhất 100 triệu đồng cho một phiên bản giống nhất. Báo NLĐ cho biết dư luận chỉ thật sự bắt đầu bùng nổ khi chuyên san Người nổi tiếng - viết tắt là N2T, số ra mắt của tạp chí Điện Ảnh Ngày Nay (thuộc Viện Phim Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thông tin) phát hành chính thức trên cả VN vào ngày 18-3-2004. Trong đó có lời rao về cuộc thi này do doanh nghiệp tư nhân Núi Đôi tài trợ. Báo NLĐ viết về cuộc thi như sau.
Tại một làng chài ở Khánh Hòa, có 1 ông già 72 tuổi, nhưng có 60 năm đan thúng chai bán cho ngư dân. Với ông già này, thì "khi nào cửa biển này cạn nước thì nghề này mới thôi". Đó là lời tâm sự mộc mạc của ông Trần Quá. Năm nay 72 tuổi, ông theo nghề từ khi còn là cậu bé 12 tuổi. Vậy là đã 60 năm ông gắn bó với cái nghề truyền thống 3 đời của gia đình.
Theo báo quốc nội, hệ thống sông ngòi chảy qua các thành phố ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mọi chất thải của thành phố Biên Hòa đều đổ về sông Đồng Nai và đã đến lúc con sông này "lâm bệnh" vì chịu không nổi sự ô nhiễm kéo dài. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiện trạng trên sông Đồng Nai qua đoạn ký sự như sau.
Chỉ 3 ngày sau khi báo chí đăng tải hình ảnh các quan chức Sài Gòn dự buổi tiệc thịt gà tại hội nghị khuyến khích tiêu thụ sản phẩm gia cầm, thì tại ngoại thành, gà và trứng gia cầm chưa kiểm dịch đã tái xuất hiện công khai tại các chợ ngoại thành. Nhiều cư dân nội thành đã đến các chợ vùng ven Sài Gòn để mua gà. Phóng viên báo SGGP viết như sau.
Oshin là một danh từ mới khai sinh mấy năm nay, để chỉ các người giúp việc nhà, thời trước ta gọi là người ở, người làm, một việc mà thời phong kiến ông bà mình gọi là "gia nhân." Có một ngôi "chợ oshin" đã khai sinh và hoạt động tấp nập ở Sài Gòn, và được báo Người Lao Động ghi nhận về ngôi chợ dị thường này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.