Hôm nay,  

Tiêu Điều 1 Làng Cá Bè

17/01/200600:00:00(Xem: 5909)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, vài năm trước, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cù lao Tân Lộc được coi là tâm điểm của phong trào nuôi cá bè. Từ năm 2003 đến năm 2005, số bè cá cứ tăng dần đến nỗi nhiều người dân địa phương kể: Nửa đêm nghe tiếng khua nước dưới bến sông, sáng dậy đã thấy vài chiếc bè từ miệt Châu Đốc An Giang "nhập hộ" vào làng bè Tân Lộc. Thế nhưng từ cuối năm 2005, vùng cù lao này tiêu điều, nhiều bè bị bỏ phế, và người dân than van: "Treo bảng bán bè giá rẻ như bèo mà hổng ai thèm mua!...". Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về thực trạng hiện nay của làng cá bé này qua đoạn ký sự như sau.

Từ tháng 10-2004, cá tra, cá ba sa liên tục bị mất giá, các chủ bè ở tỉnh An Giang, Châu Đốc bắt đầu thanh lý những chiếc bè cũ. Khi đó, ở Cần Thơ, cá chim trắng được giá, nên người dân Thốt Nốt "tranh thủ" tìm mua những chiếc bè cũ, giá rẻ về đầu tư nuôi cá chim trắng.

Theo kết quả điều tra của Đội kiểm tra liên ngành thực hiện từ ngày 24 đến 28-10-2005 cho thấy trên địa bàn huyện Thốt Nốt có tổng cộng 378 bè cá, riêng cù lao Tân Lộc đã có đến 294 bè; lượng bè cá trên địa bàn Thốt Nốt tăng gần 70%; riêng tại xã cù lao Tân Lộc tăng trên 80%.Trạm thủy sản liên huyện Thốt Nốt-Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ cho biết: "Ở An Giang, Châu Đốc nghề nuôi cá bè phát triển hàng chục năm nay, mật độ dày đặc, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường nước, ngành thủy sản địa phương đã khuyến cáo người dân chuyển sang mô hình nuôi cá sinh thái để đạt sản lượng cao, đạt chất lượng yêu cầu xuất khẩu."

Nhiều chủ bè không chuyển đổi được mô hình sản xuất thì bán bè chuyển nghề. Cũng từ đó, người dân Tân Lộc đổ xô lên An Giang mua bè cũ, giá rẻ về nuôi cá chim trắng. Về cù lao Tân Lộc, dọc bờ sông vẫn là những dãy bè cá xếp hàng, nhưng không còn khung cảnh nhộn nhịp, mà ở đâu cũng thấy bảng rao "bán bè". Tưởng phóng viên đi mua bè, nhiều người í ới gọi: "Chú em ghé coi bè đi, tui bán rẻ cho!" Chị Trần Thị Mỹ, đón đường khách dẫn vào nhà, vừa rao mời khách mua bè, vừa sốt sắng tiếp thị: "Tui có 3 cái bè còn mới tinh, tính bán bớt 1 cái 4 x 8 x 3 mét, tính giá 60 triệu đồng thôi, nếu anh chịu mua tui tặng luôn cái máy nổ và 2 cối xay thức ăn". Biết khách là nhà báo, chị thở dài đánh sượt: "Thôi thì anh cần tìm hiểu điều gì, tôi cung cấp thông tin cho. Làng bè này rệu rã lắm rồi, có gì mà che giấu!"

Bạn,

Cũng theo SGGP, ở cù lao Tân Lộc, nhiều năm trước, mô hình nuôi cá tra bè giúp nhiều gia đình đổi đời, xây nhà tường, mua sắm nhiều trang thiết bị tiêu dùng hiện đại. Chính hình ảnh này đã làm cho nhiều người dân "mê" mà không tìm hiểu kỹ những biến động thị trường về mặt hàng thủy sản nên có tình trạng ùn ùn rủ nhau tìm mua bè cá cũ đem về nuôi cá chim trắng, dẫn đến tình cảnh thua lỗ thê thảm như hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.