Hôm nay,  

Môi Trường Ô Nhiễm

21/05/201800:00:00(Xem: 1907)
Xuân Niệm

 
Hãy hình dung nhà của bạn nằm gần nhà máy xi măng khói đen mù mịt cả ngày... Hãy hình dung bạn ở nhà sàn trên dòng kênh nước đen... Hãy hình dung bạn đủ thứ nơi ở quê nhà bạn có thể hình dung... Hễ ô nhiễm là người chết sớm, vì nhiễm bệnh ung thư sớm... Trẻ em còi cọc, lớn không nổi vì thức ăn đầy hóa học, từ gạo tới nước... Phaỉ biết sợ ô nhiễm môi trường là vậy.

Báo Môi Trường & Đô Thị kể rằng theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch thống kê, Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên để phát triển du lịch.

Các vùng ven biển hàng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành Du lịch cả nước. Tuy vậy, một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển ngành này là tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan, cùng với nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp cộng với thể chế, chính sách còn bất cập.

Trong khi đó, báo Dân Trí kê chuyện ở tỉnh Hải Dương: Nhà máy sản xuất muối “tra tấn” hàng trăm hộ dân...

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân sinh sống tại thôn Lĩnh Đông, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương khốn khổ vì phải sống chung với ô nhiễm do Nhà máy sản xuất muối công nghiệp gây ra. Điều đáng nói, nhà máy này mặc dù đã nằm trong “sổ đen” của cơ quan chức năng bởi sai phạm chồng sai phạm nhưng không hiểu sao đến nay vẫn tồn tại và hoạt động rầm rộ.

Báo Đaị Đoàn Kết kể chuyện ô nhiễm Lạng Sơn: Nhà máy chì đầu độc môi trường...

Hơn 8 năm nhà máy sản xuất chì của Công ty CP Kim loại màu Bắc Bộ hoạt động, sản xuất cũng là chừng ấy thời gian người dân thôn An Tri, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ngắc ngoải trong ô nhiễm, bệnh tật dưới “họng khói” của nhà máy này.

Ngắc ngoải dưới “họng khói” nhà máy chì: Nhà máy chì của Công ty CP Kim loại màu Bắc Bộ tại bãi Gốc Bưởi thôn An Tri hoạt động sản xuất từ tháng 10/2010 trên diện tích hơn 6 ha.


Theo người dân phản ánh, từ khi nhà máy chì đi vào hoạt động cũng là lúc cuộc sống, sức khỏe của người dân xung quanh bắt đầu bị ảnh hưởng. Người dân cho hay, do hít khí độc của nhà máy chì lâu ngày nên hầu hết người dân xung quanh nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Số người mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, bệnh hiểm nghèo tăng lên theo thời gian. Mỗi khi nhà máy hoạt động hết công xuất, đốt phế thải đúng ngày âm u thì mùi nồng nặc không ai chịu được, phải đi nơi khác lánh nạn. Cây cối, trâu bò, gà vịt xung quanh nhà máy chì cứ còi cọc, chết dần, chết mòn mà không rõ nguyên nhân.

Bến Tre cũng thê thảm...

Báo Pháp Luật kể rằng Sở TN&MT tỉnh Bến Tre đang lên kế hoạch thu gom, xử lý dầu vón cục trên bãi biển do sự cố hóa chất trôi dạt vào bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre vào đầu tháng 5 vừa qua.

Theo đó, từ nay đến tháng 6-2018, Sở TN&MT giao Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với Phòng TN&MT các huyện Ba Tri, Bình Đại và các đơn vị có liên quan huy động lực lượng khẩn trương thu gom, xử lý lượng dầu vón cục trôi dạt vào bãi biển, bảo vệ và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

Báo Nhân Dân kê chuyện ô nhiêm Phú Thọ... Doanh nghiệp nhiều năm gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều năm nay, người dân các xã Thanh Hà, Sơn Cương của huyện Thanh Ba và phường Thanh Vinh thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phải chịu đựng mùi hôi thối từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Công ty TNHH MTV Toàn Năng Phú Thọ.

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến người dân thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, không thể ăn nổi cơm. Nước thải của nhà máy do không được xử lý triệt để, xả ra Đầm Lao, làm cho đầm nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có năm, do mưa lớn, nước trong các bể chứa nước thải của nhà máy tràn ra ruộng của dân khiến lúa bị chết. Việc phải sống chung với ô nhiễm từ nguồn nước đến không khí, đã ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Điều đáng nói là tình trạng ô nhiễm nói trên đã diễn ra nhiều năm; người dân và chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị, song vẫn chưa được khắc phục.

Nhưng ô nhiễm lớn cũng là văn hóa, là quyền lực chính trị... là đaọ văn, là bằng giả...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.