Hôm nay,  

Dân Khổ Vì Tận Thu Thuế

07/05/201800:00:00(Xem: 1949)
Xuân Niệm

 
Tiếng kêu thấu tận mấy cõi trời... Chính phủ chỉ lo tận thu thuế... Dân làm gì mà thoát.

Bản tin báo Việt Nam Mới kêu trời: Tăng thu không phải từ tận thu...

Bộ Tài chính lý giải các đề xuất tăng thuế thời gian gần đây (như tăng thuế môi trường với xăng dầu, đánh thuế tài sản, tăng thuế giá trị gia tăng…) do thu ngân sách nhà nước giảm, sức ép trả nợ ngày càng lớn... bà Vũ Hoàng Quyên, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB đánh giá.

Theo bà Quyên, chi thường xuyên lớn do chi lương và phụ cấp tăng nhanh, khoản chi này nay đã chiếm tới 20% tổng chi ngân sách. “Quỹ lương tăng chủ yếu do tăng biên chế và một phần từ lương cơ sở. Tăng biên chế có năm rất mạnh ở cả cấp trung ương và địa phương”, bà Quyên nói. Theo đó, so với thế giới, chi lương khu vực công của Việt Nam khá cao so với các quốc gia trong khu vực, tương đương các quốc gia có thu nhập trung bình - dù Việt Nam đang là nước thu nhập trung bình thấp. Cụ thể, chi lương khu vực công của Việt Nam cao gấp 3 lần Singapore, gấp 2 lần Indonesia và Hàn Quốc.

Báo Tuôi Trẻ trâm ngâm: Từ câu chuyện thuế, ngẫm về bức tranh ngân sách.

Những đề xuất thuế khóa liên tục gần đây của Bộ Tài chính, đỉnh điểm là thuế tài sản, đã làm công chúng hết sức bức xúc. Tại sao người dân lại phản ứng mạnh mẽ như vậy? Và liệu có cách tiếp cận nào khác dung hòa cho cả hai phía?

...Vấn đề đáng quan tâm là trong những năm gần đây, nguồn thu ngân sách chỉ đủ chi tiêu thường xuyên và trả nợ. Vốn đầu tư phát triển về cơ bản là phải đi vay làm cho nợ công của cả nước gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, trong 5 năm qua, nợ công của Việt Nam đã tăng từ 54,5% GDP lên 61,3% GDP và tăng tuyệt đối 1,173 triệu tỉ đồng. Tổng vốn cho đầu tư phát triển từ ngân sách trong cùng giai đoạn là 1,316 triệu tỉ đồng. Như vậy, 90% vốn ngân sách cho đầu tư phát triển là từ vay nợ.

Trong khi đó, Báo Tin Tức VN kể: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384.000 tỷ đồng, gồm: Vay trong nước 275.970 tỷ đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng, trong đó, vay cho cân đối ngân sách nhà nước 341.770 tỷ đồng.


Trong đó vay để bù đắp bội chi ngân sách là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.

Việc Chính phủ phải đi vay để bù đắp bội chi ngân sách, vay để trả nợ gốc khiến dư luận lo lắng. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm sao để giải được vòng tròn vay để trả nợ, trả nợ rồi làm sao để vay rồi trả nợ tiếp?

Báo Nông Nghiệp VN than thở: Một chuyên gia kinh tế phải thốt lên rằng, không thể nào bắt nhân dân chịu tăng thuế liên tục khi mà họ vẫn đang chứng kiến Tập đoàn Điện lực than thở để trở thành quán quân vay nợ, Tập đoàn Than Khoáng sản thành trùm nợ hay những TCty, Tập đoàn Nhà nước thoải mái nhóm lò... đốt tiền ngân sách.

Thuế, xét cho cùng, cũng là để chi cho mục đích xây dựng đất nước, an sinh xã hội… Nhưng kiểu đề xuất thu thuế “vét sạch tiền túi của dân” mà không có biện pháp quản lý chặt chẽ, luôn bội chi ngân sách, thì rõ ràng là rất vô lý!

Báo Nhịp Cầu Đầu Tư nêu câu hỏi: Làm gì khi bội chi và nợ công cùng tăng?

...Áp lực huy động vốn để đảo nợ vẫn còn lớn với khoảng 50% nợ trong nước của Việt Nam sẽ đáo hạn trong 3 năm tới....

Kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt kỳ vọng nhưng đi liền với thành tích đẹp đẽ này, không là ngân sách dồi dào. Một ví dụ điển hình, Formosa và Samsung là 2 doanh nghiệp FDI tạo nên kỳ tích GDP năm 2017 (tăng trưởng đến 6,81%) nhưng theo thừa nhận của chính người đứng đầu ngành tài chính, thu từ 2 doanh nghiệp này không tăng nhiều do họ đang được hưởng ưu đãi. Trong khi đó, nợ công năm 2017 dù đã giảm so với dự tính, ở mức 61,3% GDP nhưng số tuyệt đối vẫn ở mức trên 3 triệu tỉ đồng. Đáng lo ngại hơn, Việt Nam nằm trong những quốc giá có tỉ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm 2012-2017), theo đánh giá của World Bank.

Thuế, nhìn đâu cũng thuế...  Trong khi học sinh Miền Nam thời trước 1975 học trường công miễn phí, bây giờ là đủ thứ phí...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.