Hôm nay,  

Bắt Trẻ Đồng Xanh

1/29/201800:00:00(View: 4117)
Xuân Niệm
 

Bạn còn nhớ cuốn tiểu thuyết Bắc Trẻ Đồng Xanh? Tác giả là Jerome David "J.D." Salinger bản  dịch Việt là Ni sư Thích Nữ Trí Hải...

Đó là một cuốn tiểu thuyết thơ mộng cực kỳ...

Hôm Thứ Bảy 27/1/2010 là ngày nhà văn Salinger từ trần... Nghĩa là, tuần lễ này là giỗ thứ tám.

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở sau đây là thông tin về tác giả.

Jerome David "J.D." Salinger (1 tháng 1 năm 1919 - 27 tháng 1 năm 2010) là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh (Tiếng Anh The Catcher in the Rye, xuất bản năm 1951) cũng như với cá tính khép kín của mình. Từ năm 1965, ông không còn xuất bản bất cứ tác phẩm nào, và không xuất hiện trên các bài phỏng vấn từ năm 1980.

Sinh ra ở Bronx, J.D Salinger bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ thời trung học và đã có vài truyện được in trong khoảng đầu những năm 1940, trước khi ông tham gia vào Thế chiến II. Năm 1948, truyện ngắn được đánh giá cao "A Perfect Day for Bananafish" (Tạm dịch: Ngày hoàn hảo cho cá chuối) của ông được trên tạp chí Người New York. Đây chính là nền tảng cho nhiều tác phẩm của ông sau này. Tiểu thuyết "Bắt trẻ đồng xanh" được xuất bản năm 1951 và lập tức được sự tán thưởng nhiệt liệt.

Thành công của "Bắt trẻ đồng xanh" khiến J.D. Salinger trở thành tâm điểm chú ý, và vì thế càng trở nên khép kín hơn. Lượng tác phẩm xuất bản của ông trở nên thưa thớt. Sau "Bắt trẻ đồng xanh", ông có "Nine Stories" (9 câu chuyện, 1953) - một tuyển tập truyện ngắn, "Franny and Zooey" (1961), hai tiểu thuyết ngắn "Raise High the Roof Beam, Carpenters" và "Seymour: An Introduction" (1963). Tác phẩm cuối cùng của ông, tiểu thuyết ngắn "Hapworth 16, 1924" xuất hiện trên Người New York vào 19 tháng 6 năm 1965.

Về sau này, dư luận tiếp tục hướng sự chú ý vào J.D. Salinger, một điều mà ông không mong muốn. Đầu tiên là vụ kiện tụng với nhà viết tiểu sử Ian Hamilton vào những năm 80, sau đó là cuối hồi ký của hai người thân thiết với ông: Joyce Maynard, người tình cũ và con gái Margaret Salinger. Salinger qua đời do tuổi già tại nhà của ông ở tiểu bang New Hampshire.

Trong khi đó, trang Wikipedia về tiểu thuyết này ghi nhận trích như sau.

Bắt Trẻ Đồng Xanh (tiếng Anh: The Catcher in the Rye) là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mỹ J. D. Salinger. Tác phẩm dùng cách tường thuật ở ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính của truyện, Holden Caulfield, kể lại câu chuyện của Holden trong những ngày cậu ở thành phố New York sau khi bị đuổi khỏi Pencey Prep, một trường dự bị đại học.

Xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, tác phẩm này đã gây ra tranh cãi lớn vì đã sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Nhân vật chính của Bắt trẻ đồng xanh, Holden Caulfield, đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ.

Trong lần xuất bản đầu tiên, Bắt trẻ đồng xanh chủ yếu dành cho độc giả là người lớn nhưng sau đó cuốn tiểu thuyết đã được đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học của nhiều nước nói tiếng Anh và cũng được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới. Mỗi năm có trung bình khoảng 250.000 bản sách của tác phẩm được bán ra, tính tổng cộng đến nay là khoảng 65 triệu ấn bản[6]. Tác phẩm này đã được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923 đến nay.

...Bản dịch đầu tiên do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch xuất bản tại nhà xuất bản Lá Bối (miền Nam Việt Nam) khoảng năm 1964 - 1965. Bản dịch này được Nhà xuất bản Văn học và Công ty Nhã Nam tái bản có sửa chữa năm 2008.

Nơi đây, xin chân thành tường nhớ nhà văn Jerome David "J.D." Salinger.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nói chuyện kinh doanh trong nước là nói chuyện “kém tích cực”... Tại sao, cán bộ gây khó? Báo Tiền Phong kể chuyện “Điều kiện kinh doanh: Giảm chỗ này lại “đẻ” ra nơi khác”... Tiến độ thực hiện nhiệm vụ rà soát, đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh còn chậm, một số bộ chưa tích cực.
Vậy là hai miền Nam-Bắc Đại Hàn hòa hợp hòa giải thực sự... Đỡ phải đau đớn chia cắt. Và thống nhất, nếu có trong tương lai gần, cũng không phải là máu đổ thịt rơi.
Đặc khu, đặc khu, đặc khu... hóa ra là sòng bài và khách sạn. Đất nước mình cần ưu tiên là sòng bài? Đó là chưa kể chuyện cho thuê đất 99 năm, kiểu như Hồng Kông từng là nhượng điạ 99 năm... cho tới khi Trung Quốc nhận bàn giao từ Anh quốc.
Luật an ninh mạng sẽ làm khó cho các cơ sơ3ở kinh doanh... Báo Một Thế Giới ghi rằng ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) lo ngại dự thảo Luật An ninh mạng có thể đẩy doanh nghiệp Việt vào rủi ro phạm luật, gây khó cho hoạt động kinh doanh ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, dự luật này có thể khiến Việt Nam mất đi 1,7% tăng trưởng GDP.
Vây là nợ quá chừng… Hễ cái gì dính tới chính phủ đều nợ ngập đầu. Bản tin VOV kể: Nợ của doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tăng cao… Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng.
Hóa ra trùm buôn người tại Anh quôc là một bả cụ Việt Nam. Bản tin VOA ghi rằng một cụ bà 73 tuổi mới bị kết án 3 năm tù vì cầm đầu đường dây buôn người hoạt động ở xứ Wales thuộc Vương quốc Anh.
(Hôm Thứ Hai 28/5/2018 là Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ. Việt Báo trân trọng đăng Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu, bản dịch của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, để tưởng niệm tất cả những người vì nước hy sinh.)
Dệt may là một chủ lực kinh tế của Việt Nam… Tuy nhiên, giá cổ phiếu dệt may suy giảm mới là lạ…
Hình như Kim Jong-Un bị Trump chơi bài ba lá? Có vẻ như Trump thấy rằng cần phải đòi thêm, nên Trump hủy bỏ buổi họp dự kiến ở Singapore, vì đã không tốn viên đạn nào mà Kim đã trả tự do cho 3 công dân Mỹ? Hay có phải, Kim đang chứng minh cho cả thế giới thấy rằng Kim thực tâm muốn hòa bình, còn Trump chỉ lo mặc cả kiếm lời? Câu chuyện chỉ làm cho Nam Hàn rối loạn thêm, vì hòa bình càng lúc càng xa, vì Trump càng vướng bận chuyện cổ thành Jerusalem và Kim Hong-Un, kể như Tập Cận Bình xây xong đủ thứ ở Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc quậy biển Việt Nam. Đó là lời của một ông tướng... Báo Pháp Luật ghi rằng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm, lực lượng chuyên trách của Trung Quốc đã hỗ trợ ngư dân đánh bắt sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách khu vực đảo Lý Sơn chỉ 40-50 hải lý.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.