Hôm nay,  

Mời Nâng Ly Rượu Mừng

31/12/201700:00:00(Xem: 3149)
Xuân Niệm

 
Hôm nay là ngày cuối năm, Chủ Nhật 31/12/2017... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.

Một ca khúc truyền thông được dân miền Nam hát để đón mừng năm mới là bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ca khúc “Ly Rượu Mừng” bị nhà nước CSVN cấm hát suốt hơn bốn thập niên, và chỉ chính thức cho phép hát kể từ cuối năm 2016. Sau đây, chúng ta ôn lại nhân duyên này, qua bài viết từ năm ngoái.

Bất kể bị nhà nước CSVN cấm từ hơn 4 thập niên, Ly Rượu Mừng vẫn là một ca khúc được hát khắp nơi tại Miền Nam VN, và rồi cả ở Miền Bắc VN.

Trong ca khúc này là lời chúc mừng đất nước vào xuân...

Ngày xuân nâng chén,

ta chúc nơi nơi...

Câu hỏi: Tại sao CSVN cấm hát bài Ly Rượu Mừng? Có phải vì nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954? Hay vì đã bỏ chạy ra hải ngoại sau 1975?

Và một lần chạy đi, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng không chịu quay về -- ngay cả, dù là về thăm nhà, thăm bạn (chớ chưa nói tới chuyện về tham dự Đaị Hội Việt Kiều)... Mà, tại sao nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chịu rời California để quay về VN xin hát?

Bất kể như thế, và bất kể bị cấm... ca khúc Ly Rượu Mừng chắc chắn được nghe cả triệu lượt trên các trang web. Như thế, CSVN có cấm cũng vô ích. Đó là lý do, bây giờ phải chính thức cho nghe. Nhưng, người yêu nhạc có mấy ai nghe tới cơ quan có tên là “Cục nghệ thuật biểu diễn”?

Hình như không mấy ai. Nhưng cơ quan này đã cấm hát Ly Rượu Mừng hơn 4 thập niên.

Báo Thanh Niên có bản tin “Tiết lộ vì sao ca khúc Ly rượu mừng bị cấm hát 40 năm” trong đó giải thích rằng, chỉ vì 2 chữ thôi: “Giai điệu tự hào Xuân và tuổi trẻ cho biết chỉ vì chữ “đời lính” mà ca khúc Ly rượu mừng đã bị cấm hát 40 năm.”

Bản tin kể trong chương trình có tên là Giai điệu tự hào hồi tối 31.12.2016, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói: “Ly rượu mừng là ly rượu quá xứng đáng để tiễn một năm cũ đi.”

Vui kể gì nhỉ? Có phải lời khen nói lên chậm hơn 4 thập niên? Bản tin báo Thanh Niên kể:

“Một trong những lý do để ly rượu đó gây xúc động đến thế chính là nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm. Trong khi, trước lệnh cấm, theo nhà báo Nguyên Minh, đó là bài hát cực kỳ phổ biến ở miền Nam. Ca khúc phổ biến đến mức, cứ có xuân là phải có Ly rượu mừng. “Bài hát có những câu như bài vè. Nó nhắc và quy tụ hầu hết tầng lớp dân cư. Có anh nông phu lúa thơm hơi, người thương gia lợi tích, người công nhân ấm no, người binh sĩ lên đàng”, nhà báo chuyên mảng âm nhạc này nói.

Cũng theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ.


Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.

Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950. Với Ly rượu mừng lần đầu tiên có hát hợp ca, còn trước đó không hề có”, ông Nguyên Minh nói.”(ngưng trích)

Vâng, đúng là nhạc sĩ Phạm Đình Chương tham gia kháng chiến chống Pháp. Và đặc biệt là ông thất vọng với chủ nghĩa CS, thế là bỏ về thành, và rồi chạy vào Nam năm 1954... và rồi tỵ nạn sang Mỹ sau 1975. Thế là tác phẩm của ông bị cấm. Nhưng làm sao cấm nổi ca khúc Nửa Hồn Thương Đau và Ly Rượu Mừng? Bây giờ ông khuất núi rồi. Và nhà nước CS không cản nổi sức mạnh của ca khúc Ly Rượu Mừng. Xin mời độc giả đọc lời của Ly Rượu Mừng.

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

Mừng anh nông phu vui lúc thơm hơi

Người thương gia lợi túc

Người công nhân ấm no

thoát ly đời gian lao nghèo khó

á a a a

Nhấp chén đầy vơi

Chúc người người vui

á a a a

Muôn lòng xao xuyến duyên đời

Rót thêm tràn đầy chén quan san

Chúc người binh sĩ lên đàng

Chiến đấu công thành

Sáng cuộc đời lành

Mừng người vì nước quên thân mình

Kìa nơi xa xa có bà mẹ già

Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa

Chúc bà một sớm quê hương

Bước con về hòa nối yêu thương

á a a a

Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính

Chúc mẹ hiền dút u tình

Rươu hân hoan mừng đôi uyên ương

Xây tổ ấm trên cành yêu đương

Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ

Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới

Bạn hỡi, vang lên

Lời ước thiêng liêng

Chúc non sông hòa bình, hòa bình

Ngày máu xương thôi tuôn rơi

Ngày ấy quê hương yên vui

đợi anh về trong chén tình đầy vơi

Nhắc cao ly này

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

Nước non thanh bình

Muôn người hạnh phúc chan hòa

Ước mơ hạnh phúc nơi nơi....

Hương thanh bình dâng phơi phới.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.