Hôm nay,  

Đường Hư Vì Không Xe, Ô Nhiễm, Đặc Sản…

06/12/201700:00:00(Xem: 2494)
Xuân Niệm

 
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?

Bản tin Zing ghi nhận: Giám đốc Sở GTVT TP.SG giải thích đường mới nhưng sớm hư hỏng là do xây dựng trên nền đất yếu, ngập nước và không có xe lưu thông.

Sáng 5/12, Giám đốc Sở GTVT TP.SG Bùi Xuân Cường đã trả lời những chất vấn của đại biểu xung quanh các dự án giao thông.

Bản tin VOV nêu câu hỏi: Khi trộm vào nhà, chủ nhà cần làm gì để không... phạm tội?

Phát hiện bóng đen trong nhà mình, ông Phương dùng kiếm chém loạn xạ đến khi bóng đen gục xuống. Ông Phương sau đó bị khởi tố hành vi giết người

Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Minh Phương (50 tuổi, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi giết người.

Báo Chính Phủ kể: Do gây ô nhiễm môi trường, ngày 4/12, nhà máy tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Việt Nam đã bị Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk yêu cầu ngừng hoạt động.

Theo Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk Phạm Duy Du, trước đây nhà máy này đã có đánh giá tác động môi trường theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình chạy thử, hố gas đường ống xả nước thải của nhà máy bị bục nên nước thải đổ ra cánh đồng.

Bản tin VTC News kể: Ôm mộng tỷ phú, 36 vạn người Việt theo đa cấp chỉ kiếm 225.000 đồng/tháng.

Theo số liệu từ cơ quan quản lý, trung bình mỗi người tham gia đa cấp chỉ nhận được 2,7 triệu đồng/năm, tức là chỉ khoảng 225.000 đồng/tháng.

Báo DNSG ghi lời bà Nguyễn Huỳnh Trang – Phó giám đốc Sở Công thương, năm nay, Thành phố Sài Gòn sẽ có thêm nhiều hàng hóa đặc sản từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang… Đồng thời, lượng hàng hóa cũng dồi dào, ổn định, chất lượng cao, giá cả hợp lý hơn. Nhiều nhóm hàng được dự trữ với sản lượng lớn, chiếm từ 32 – 55% nhu cầu thị trường như: thịt – trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thịt gia súc, gạo, dầu ăn… Thành phố cũng đảm bảo nhiều nhóm thực phẩm tươi sống (thịt heo, thịt và trứng gia cầm, rau củ quả…) đã thực.

Báo Tiền Phong kể: Du khách nước ngoài đến Việt Nam đông kỷ lục.

Trao với Tiền Phong, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL) Nguyễn Văn Tuấn cho biết, Việt Nam có thể đón lượng khách quốc tế đông chưa từng có, lên tới 12,9 triệu lượt trong năm 2017.


Báo Tuổi Trẻ kể: 100% phòng khám Trung Quốc ở TP.SG yếu kém.

Giám đốc Sở Y tế TP.SG Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định như vậy tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 5-12, ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa IX.

Báo Pháp Luật kể: Tiểu thương ở Huế cầu cứu công an vì bà chủ hụi bỗng dưng 'biến mất'…

Sáng 5/12, Trưởng Ban quản lý chợ Cống (phường Xuân Phú, TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) cho biết, nhiều tiểu thương tại chợ này vừa gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Thu T. (quê tỉnh Bình Phước, trú kiệt 163 Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú) thu hàng tỷ đồng tiền hụi rồi bỏ trốn.

Báo Công Lý kể chuyện một phụ nữ lừa gạt cả trăm người:

“…trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, Ngô Thị Thanh Hương  đưa ra thông tin gian dối là bản thân có quen biết nhiều lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, các trường Công an nhân dân, có khả năng xin được việc làm, xin chuyển công tác, xin đi học, xin làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua xe thanh lý từ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nhiều tỉnh thành khác. Bằng thủ đoạn trên, Hương dễ dàng lấy lòng tin của nhiều người và chiếm đoạt một số tiền lớn. Theo điều tra, tổng số tiền Hương đã chiếm đoạt của 107 người là 9.257.000.000 đồng.”

Báo Lao Động kể: Việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức sẽ thay đổi quan niệm của xã hội: Sau khi tốt nghiệp phổ thông không cần thiết phải vào đại học bằng mọi giá.

TS Vũ Thu Hương -giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội thẳng thắn cho rằng: Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy.

Bản tin BIZLive nêu vấn đề: Loạn hàng Trung Quốc gắn mác Việt…

Thực trạng hàng "made in China" gắn mác Việt ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, xuất hiện ở mọi nơi, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất...

“Hiện nay, hàng Trung Quốc gắn mác Việt có hai luồng khác nhau. Một là, những mặt hàng Việt ăn khách, người Trung Quốc tự làm rồi mang tiêu thụ tại Việt Nam hoặc người Việt tự sang Trung Quốc đặt do giá thành rẻ, vật tư, công nghệ tốt hơn, sản xuất nhanh hơn và có chất lượng đương đương hàng thật. Thứ hai đó là chính doanh nghiệp Việt Nam khi bắt đầu có thương hiệu chủ động sang đặt hàng Trung Quốc mang về dán mác để đưa về bán tại Việt Nam để kiếm lãi nhiều hơn”, PGS.TS Nguyễn Văn Nam thông tin.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.