Hôm nay,  

Tưởng Nhớ GS Lê Hữu Mục

28/11/201700:00:00(Xem: 5013)
Xuân Niệm

 
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.

Giáo sư Lê Hữu Mục như dường có một tiền định với tháng 11: ông sinh ngày 24/11/1925 tại Ninh Bình, và từ trần ngày 8 tháng 11/2017 tại Montreal, Canada, thọ 93 tuổi.

GS Lê Hữu Mục sinh ngày 24 tháng 11 năm 1925 tại làng Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Thân sinh là nhà nho, ông là người thứ bảy trong tất cả 11 anh em với tám trai và ba gái.

Ông có văn bằng Tiến Sĩ Văn Chương Việt Nam, Đại Học Sài Gòn, 1970. Trước đó, ông có văn bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp, Đại Học Hà Nội, 1950.

GS Lê Hữu Mục từng dạy ở trường Quốc Học (Huế); Đại Học Huế, Đại Học Sàigòn (Sài Gòn), Đại Học Đà Lạt (Đà Lạt), Đại Học Hòa Hảo (Long Xuyên), Đại Học Cao Đài (Tây Ninh), Đại Học Phương Nam (Sàigòn), Đại Học Vạn Hạnh (Sàigòn), Đại Học Cộng Đồng Nha Trang (Nha Trang), Đại Học Cộng Đồng Mỹ Tho (Mỹ Tho).

Một điểm làm GS Lê Hữu Mục khác nhiều học giả khác: ông cũng là nhạc sĩ sáng tác, soạn ra nhiều ca khúc.

Nhưng nổi bật là các tác phẩm nghiên cứu. GS Lê Hữu Mục là tác giả và dịch giả nhiều sách nghiên cứu về văn học, từ cổ văn như Ức Trai Thi Tập cho tới tân văn như biên khảo về các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn. Cũng là người soạn ra Lịch Sử Văn Học Việt Nam, Tập 1 (biên khảo, 1968).

Biên khảo về chính trị tuyệt vời độc đáo là cuốn Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả “Ngục Trung Nhật Ký” (1988).

Có một đoạn đối thoại giữa GS Lê Hữu Mục và nhà thơ Xuân Diệu gặp nhau lại tại Sài Gòn sau 1975, khi đó Miền Nam đã sụp đổ, và nhà thơ Xuân Diệu trong hàng ngũ “bên thắng cuộc”… Đoạn đối thoại đăng trên nhiều trang web, cho thấy rằng nhà thơ Xuân Diệu sống trong vòng kiểm soát chặt chẽ của Đảng CSVN:

“- Ngày xưa anh rất thành công, chúng tôi qúy mến anh lắm. Nhiều nữ sinh chép thơ của anh học thuộc lòng. Chúng tôi trong này dạy thơ Xuân Diệu ở Đại học Văn khoa. Còn bây giờ anh sáng tác ra sao?

Xuân Diệu lừng khừng đáp:

- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.

- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!

- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ.

Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.

- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không?

Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói:

- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin.”

Cần gì phải tin… đó là lời nhà thơ Xuân Diệu nhắn với Giáo sư Lê Hữu Mục và tất cả những người bên “phe thua cuộc.”

Trong bài viết nhan đề “Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả "Ngục Trung Nhật Ký"…” bây giờ đã phổ biến trên nhiều trang web, Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng thi tập Ngục Trung Nhật Ký là từ một nhà thơ người Trung Hoa, phân tích từ các phương ngữ địa phương, cách phát âm để nối vận, và cách dùng chữ rất riêng của người Trung Hoa, và nhiều chứng cớ khác.

Đặc biệt, GS Lê Hữu Mục nêu ra phân tích của GS Đặng Thai Mai và GS Lê Trí Viễn, tuy nằm trong guồng máy kềm kẹp của CS Miền Bắc nhưng vẫn khéo léo chỉ ra rằng tác giả thi tập “Ngục Trung Nhật Ký” không phải là ông Hồ Chí Minh.

Thí dụ, GS Lê Hữu Mục nêu ra trường hợp GS Đặng Thai Mai đưa ra nghi vấn ông Hồ chôm thơ trong khi cả guồng máy tung hô ông Hồ làm thơ chữ Hán trong tù “hay hơn người Tàu”:

“…Trông không khí tán tụng tưng bừng náo nhiệt ấy, chỉ có nhà văn Đặng thai Mai là giữ được thái độ tương đối ngay thẳng nhưng vẫn không tránh được đây đó vài từ ngữ thậm xưng. Ông đã phát hiện được "trong trường hợp cấu tạo nên Ngục Trung Nhật Ký một vài nét ly kỳ", một vài tình tiết lạ lùng không ăn khớp với nhau và không hợp với luận lý của ông…

...Đặng thai Mai có dịp đọc tập thơ một cách toàn bộ và kỹ lưỡng hơn, nhiều câu hỏi dồn dập từ bóng tối của tiềm thức hiện ra và có tác dụng làm cho đầu óc ông bị xáo trộn. Sự xáo trộn càng ngày càng dữ dội nhất là khi ông suy nghĩ về những con số thời gian đề ở ngoài bìa cuốn sổ tay: 29.8.1932, 10.9.1933.

Tại sao những thời gian nói đến trong tập thơ đều có liên quan xa gần đến những ngày bị giam cứu ở Quảng Tây năm 42-43 mà ngoài bìa lại để là năm 32-33? Đó là chính tác giả đã đề ra hay do một người khác? Người khác ấy là ai? Tại sao dám đề những con số kỳ quặc ấy vào tác phẩm của vị chủ tịch tối cao của quốc gia?

... Nhờ tài lách của ông, Đặng thai Mai đã đưa vào bài Đọc lại tập thơ Ngục Trung Nhật Ký những lời phê bình thực sự độc địa có khả năng phủ nhận phụ quyền của Hồ chí Minh đối với một số bài trong tập thơ.

Trong một đoạn văn khác, cũng nhờ tài lách khôn ngoan này, Đặng thai Mai đã giáng lên đầu Hồ chí Minh một quả tạ nghìn cân. Tiếp tục trình bày những hoài nghi của ông về phụ quyền Ngục Trung Nhật Ký, nhà văn đi thẳng vào vấn đề sáng tác bằng cách tra hỏi khả năng sáng tác của Hồ. ông viết: "Không thể không lấy làm lạ là Bác đã viết thơ bằng chữ Hán, và đã viết những bài thơ hay....   (lách mạnh) thì chúng ta lại càng phải lấy làm lạ là Bác đã tìm đâu ra thì giờ, điều kiện để tự bồi dưỡng cho mình về nghệ thuật làm thơ, làm thơ bằng tiếng nước ngoài...

…Điều quan trọng là trong không khí cực kỳ sôi động về nhiệm vụ suy tôn lãnh tụ mà các nhà văn phải thi hành, Đặng thai Mai đã nói ra được một cách công khai cảm nghĩ chân thành của ông về khả năng sáng tác Ngục Trung Nhật Ký của Hồ chí Minh. Ông đã thẳng thắn xác nhận, với một lý luận hết sức thuyết phục, là Hồ chí Minh không đủ kiến thức Hán văn để viết nên một tập thơ như Ngục Trung Nhật Ký. Tập thơ ấy là của một người khác.”

Tiếp theo GS Lê Hữu Mục dẫn ra GS Lê Trí Viễn.... khéo léo cho biết ông Hồ không viết nổi các bài thơ như thế... Giáo Sư Lê đã bước một bước lớn so với Giáo Sư Đặng: Ông chỉ rõ tác giả là một người Trung Hoa chứ không phải Hồ chí Minh, mặc dầu mỗi lần nói đến tập Ngục Trung Nhật Ký, ông vẫn trân trọng cho đó là tập thơ chữ Hán của Bác…

…Nhóm của Giáo Sư Lê Trí Viễn còn phát hiện ra một chuyện động trời trong bản Ngục Trung Nhật Ký của Viện Văn Học: Các nhà có trách nhiệm về việc dịch tập thơ này đã sửa lại mục lục của tập thơ, tự tiện thêm vào những bài thơ không có trong bản gốc, cuối cùng còn tự tiện sửa chữa lại nhiều câu thơ trong đó nữa.

Nơi đây chúng ta không thể trích hết được. Vì bài phân tích của GS Lê Hữu Mục rất dài, rất chi tiết, rất uyên bác, và chứng cớ rất vững vàng, đưa ra sự thực rằng: ông Hồ không phải tác giả Ngục Trung Nhật Ký.

GS Lê Hữu Mục vừa từ giã cõi trần gian hai tuần rồi. Và để lại nhiều tác phẩm cho trần gian này, với những vẻ đẹp tuyệt vời của sự thực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.