Hôm nay,  

Học Thêm, Hay Tự Học?

16/10/201700:00:00(Xem: 4003)

Học Thêm, Hay Tự Học
Xuân Niệm
 

Học thêm... khi thầy cô dạy thêm, học trò rủ nhau đi học thêm. Có nên không? Hay là nên tự học?

Báo Người Lao Động kể rằng hàng trăm học sinh khối 12 ở Gia Lai đã đồng loạt ký vào đơn gửi ban giám hiệu nhà trường để phản đối việc dạy thêm

Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải lá đơn kiến nghị của các em học sinh Trường THPT Lê Lợi (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) gửi ban giám hiệu nhà trường xin không học thêm vì… không có hiệu quả. Lá đơn đã thu hút được sự quan tâm của dư luận.

Đơn kiến nghị nêu rõ học sinh không có nhu cầu học thêm nhưng nhà trường vẫn bắt buộc các em phải đăng ký và đi học 2 buổi/ngày. Như vậy là nhà trường thiếu tôn trọng, không quan tâm đến nhu cầu của học sinh. Hơn nữa, việc nhà trường tăng số lượng tiết học gây áp lực nhưng chất lượng lại không đảm bảo. Việc dạy thêm cũng không được phân loại đối tượng học sinh dẫn đến quá sức với một số em hoặc không cần thiết với một số em khác.

Trong khi đó, báo An Ninh thủ Đô kể chuyện Hà Nội: Dạy thêm học thêm, lạm thu tiền trường vẫn nóng trong trường học...

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý yêu cầu tăng cường thanh tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm trong trường học và nhấn mạnh đây đang là vấn đề nổi trội gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

...Theo đó, các nhà trường phải tuân thủ một số quy định như không được dạy thêm trước chương trình; không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không được xếp thời khóa biểu học thêm vào buổi học chính khóa hoặc giờ học tự chọn; số giờ học thêm không được vượt quá số giờ học chính khóa trong ngày.

Bi haì là chuyện Cà Mau: Xích mích vì 'học thêm', hiệu trưởng, hiệu phó cùng bị kỷ luật...

Báo Tuổi Trẻ kể rằng cho rằng hiệu trưởng bao che giáo viên ép học sinh học thêm, hiệu phó Trường THCS An Xuyên 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xích mích với hiệu trưởng. Cả hai người vừa bị kỷ luật.

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng cứ vào buổi tối, các trung tâm luyện thi tại TP.SG nườm nượp phụ huynh đưa đón, đứng chờ con học thêm. Có người còn mang theo cơm hộp để cho con ăn trước khi chuyển sang lớp học tiếp theo.

Chị Bùi Thị Phương (có con học lớp 9 tại Q.5) cho biết: “Ngay sau khi có đề thi minh họa vào lớp 10, tôi đã chuyển lớp học thêm cho con”. Theo chị Phương, nguyên nhân vì giáo viên cũ tuy giỏi nhưng không có kinh nghiệm luyện thi... đề thực tế.

Chị Phương kể: “Thầy T. dạy giỏi nên ngày thường đã có đông học sinh (HS). Nhất là từ sau khi có tin Sở GD-ĐT TP.SG điều chỉnh đề thi toán thì số HS của thầy nhiều hẳn lên. Để có được 2 buổi học/tuần cho lớp của con, chúng tôi phải năn nỉ thầy dữ lắm. Và dù thầy không yêu cầu nhưng chúng tôi thống nhất là mỗi phụ huynh đóng học phí gấp đôi để bồi dưỡng thêm cho thầy”.

Báo Dân Trí nêuc âu hỏi: Thay vì đi học thêm, sao không rèn kỹ năng tự học?

Báo DT ghi rằng việc học thêm sẽ giúp trẻ bổ trợ kiến thức ngoài giờ học chính khóa, nhưng đồng thời cũng cắt giảm thời gian dành cho các hoạt động học tập và vui chơi khác của trẻ. Thay vì “chạy sô” khắp các lớp học thêm, cha mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng tự học cho con để trẻ vững vàng, chủ động hơn trong học tập và cuộc sống.

Bài này cũng kể:

“Trong một buổi trò chuyện với sinh viên, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ một góc nhìn thực tế: ông nhận thấy sinh viên Mỹ có số giờ học Toán ít hơn so với sinh viên Việt Nam, nhưng trong 4 năm thì kiến thức của họ lại vượt hơn hẳn, một phần do thời gian tự học nhiều hơn.”

Hình như có cái gì sai với học thêm, dạy thêm... Mỹ, Pháp, Anh, Úc đâu có buộc trẻ em học nhiều như ta đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy mà đã ba năm. Tính tới ngày ca nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, chàng nhạc sĩ với dòng nhạc thiết tha của người tỵ nạn đã ra đi.
Hôm 18 tháng 12 là Ngày Người di cư Quốc tế (International Migrants Day)... Nghe bùi ngùi... có vẻ như di cư đã nằm sẵn trong căn tính dân tộc...
Bản tin Nga Sputnik ghi một tin theo báo Pháp Luật cho biết rằng vào sáng 16-12, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.SG tổ chức mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt Nam (26-12).
Tuyệt vời. Nhà thơ Bùi Giáng cũng là một mùa xuân của ngôn ngữ Việt, bởi vì hình như và có thể là, họ Bùi là nhà thơ tuyệt vời của những thập niên hậu thế kỷ 20,
Trong khi đó, từ 2 tuần nay, các doanh nhân Sài gòn, Chợ Lớn, hà Nội, Đà Nẵng... đã xôn xao, rủ nhau mua vàng, mua đôla, mua đất... để sẽ né trận mưa bão đổi tiền.
Điều suy nghĩ từ lâu ai cũng có, nhà nước CHXHCNVN nhiều lần đổi tiền, để đánh tư bản, và để giới quan chức và con buôn thân cận trục lợi, không lẽ lần này tránh né chuyện đổi tiền?
Việt kiều là mỏ vàng… Đúng vậy. Không phải lời của các cô gái Sài Gòn hay Hà Nội đâu… Đó là thực tế, chính phủ cũng thấy như thế. Và mùa Tết này, các mỏ vàng biết đi này sẽ rủ nhau về tưng bừng.
Bản tin nói, chuyện đau lòng này xảy ra hôm Chủ Nhật 11/12/2016, tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó vào thời gian này, có hai người đàn ông ăn mặc tuyềnh toàng,
Tại Việt Nam, chuyện gì cũng chậm trễ. Có phải bởi vì dân mình ưa nhậu hơn suy nghĩ, ưa chơi cờ tướng hơn là đọc sách, ưa ngồi cà phê thay vì lặn lội tìm mưu cứu nước...
Tóm tắt: Ngày xưa có một cô bé xinh xắn thường choàng cái khăn đỏ của bà nội cho nên người ta gọi cô là “ Bé Khăn Đỏ”. Một hôm bà nội ốm, mẹ sai cô bé mang bánh và sữa cho bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.