Hôm nay,  

Sinh Viên Học Anh Văn

04/05/200500:00:00(Xem: 5175)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, chương trình dạy tạo ngoại ngữ ở các trường đại học VN vẫn còn nhiều điều bất cập, và sự yếu kém về ngoại ngữ đang trở thành rào cản đối với sinh viên khi bước vào môi trường lao động cạnh tranh. Báo Người Lao Động ghi nhận về thực trạng học ngoại ngữ tại các trường đại học VN như sau.
Tại VN,sinh viên kém ngoại ngữ có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Cổn, Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nguyên nhân quan trọng là chưa có một chương trình với nội dung thích hợp, cũng như chưa đào tạo đủ đội ngũ giảng viên có kiến thức ngoại ngữ và khả năng chuyên môn để giảng dạy theo chương trình đó. Hơn nữa, nhận xét của hầu hết các trường đại học là số giờ học tiếng Anh chương trình đại cương do bộ Giáo dục-Đào tạo quy định là quá ít. Giảng viên Đào Đức Tuyên, Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TPSG, phân tích: Ở chương trình tổng quát (đại cương), bộ quy định chỉ có 150 giờ, chỉ có thể cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng ở trình độ A (sơ cấp). Đối chiếu với chương trình tiếng Anh phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TPSG, một học viên học từ vỡ lòng đến trung cấp cần đến 720 giờ học. Nghĩa là sinh viên muốn đạt chứng chỉ B cần học thêm trên 500 giờ nữa. Trong khi đó, khi vào giai đoạn chuyên ngành, các trường chỉ sắp xếp cho sinh viên học từ 5-10 tín chỉ (75-150 giờ). Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn nhận xét: Với thời lượng như hiện nay, nếu đặt mục tiêu sau khi học xong chương trình, sinh viên có thể giao tiếp được (nghe hiểu, nói thông, viết thạo) là rất khó. Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH ví von: Đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên hiện nay như là xóa nạn mù ngoại ngữ.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến việc đào tạo ngoại ngữ còn bất cập là sự đa dạng về trình độ đầu vào của sinh viên nhưng lại được bố trí học một cách cứng nhắc. Khảo sát trình độ tiếng Anh của sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TPSG của giảng viên Đào Đức Tuyên cho thấy, trình độ đầu vào của sinh viên năm thứ nhất rất khác nhau: tạm chia thành 4 nhóm: bằng zero (sinh viên vùng sâu, vùng xa không có điều kiện học tiếng Anh); rất yếu (mất căn bản); khá, cần học ở cấp độ nâng cao; giỏi, có thể xin miễn học môn tiếng Anh.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: "Hiện nay chỉ có một số ít trường như ĐH Khoa học Tự nhiên TPSG, ĐH Bách khoa TPSG, . là có kiểm tra tiếng Anh ban đầu để xếp lớp phù hợp trình độ sinh viên, còn nhiều trường khác sinh viên với nhiều trình độ khác nhau vẫn ngồi học chung một lớp, cùng một chương trình, cùng thời lượng với mục tiêu và cấu trúc tương tự nhau. Chưa kể ở một số trường, sĩ số sinh viên trong mỗi lớp rất cao, có lớp lên đến 100 sinh viên. Giảng viênĐào Đức Tuyên cho rằng điều này là một trở lực quá lớn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đặc biệt trong giờ học và thực hành tiếng."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.