Hôm nay,  

Nghề ‘mót’ Của

12/04/200500:00:00(Xem: 5238)
Bạn,
Thời gian gần đây, tại các khu vực cư dân bị giải tỏa, các công trình xây dựng trên địa bàn TPSG, luôn có một số người thường xuyên túc trực nhằm tìm kiếm những món đồ bị vứt đi. Được xem là "giới quí tộc" trong nghề ve chai, thành phần này rất kén đồ để nhặt, họ chỉ chọn những thứ có giá để đem bán cho các lái thương, chủ vựa thu mua phế liệu, hàng cũ. Báo SGGP ghi nhận về những người kiếm sống bằng nghề "mót" của qua đoạn ký sự như sau.
Tại một số khu vực, ngay khi những chiếc xe cẩu chuyên dụng của lực lượng giải tỏa hành lang Đông-Tây của thành phố Sài Gòn kết thúc công việc, rời khỏi hiện trường, lập tức có hàng chục người tay xà beng, tay cuốc, xẻng nhào vào những căn nhà vừa được giải tỏa.Họ là những người chuyên tìm kiếm các món đồ còn sót lại từ những căn nhà vừa giải tỏa. Tại khu vực đường Hàm Tử, quận 5, sau khi những căn nhà sát bờ sông bị giải tỏa để phục vụ cho tuyến đường hành lang Đông Tây, hàng chục nhóm chuyên lùng sục những đồ vật còn sử dụng được trong các bức tường đổ nát xuất hiện. Anh Út Tèo, một tay "mót" thâm niên cho biết: "Bồn cầu, cầu tiêu, bồn tắm là những món đồ được ưu tiên, sau là hàng rào và cầu thang. Những thứ này có giá nhất, lại dễ bán". Còn anh Ba Dũng, một chủ vựa chuyên thu mua những món hàng này bảo: "Thường thì có giá nhất vẫn là gạch lót nhà và ốp tường như gạch men, đá mài còn nguyên hình". Do vậy những người này thường ngồi hàng giờ quanh những bức tường đổ nát, tỉ mẩn gỡ từng viên gạch để đảm bảo sự nguyên vẹn. Rồi có khi phải đục từng nhát nhẹ xuống nền không cho xây xát một cái bồn cầu còn khá mới mà chủ nhà để lại.

"Rừng nào cọp nấy", ngay cả ở nghề này cũng vậy. Mỗi khu vực đều có một "đại ca" quản lý. Khu vực dọc theo hành lang đường Bến Chương Dương do Năm Mạnh "quản lý". Còn tại khu gần cầu Calmetle-quận 1, giới "mót" phải biết điều với anh Chín Tiến. Đa phần những người làm nghề này sống tập trung tại quận 8 hay những căn nhà ổ chuột Lò Gốm-quận 6.
Do phải đục đẽo những mảnh tường vỡ nên xác suất nguy hiểm rất cao. Chuyện bị tường đè hay lọt hố là thường tình. Theo anh Tư Dũng, một dân "mót" có 15 năm kinh nghiệm, nguy hiểm nhất vẫn là việc leo lên cao đục cầu thang, rất dễ té, đi bệnh viện như chơi.
Bạn,
Báo SGGP viết tiếp: thường xuyên thu gom những gì còn sót lại từ những công trình bị dỡ bỏ, những người "mót" của có mặt khắp nơi. Để rồi, những người nghèo khác lại được hưởng "thành quả" từ họ khi cần một cái bàn cầu, một vài viên gạch... Nói như anh Tư Dũng: " Đây cũng là một nghề chân chính. Có chúng tôi, sự lãng phí sẽ được hạn chế".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.