Hôm nay,  

Thời Đại 4.0?

30/07/201700:00:00(Xem: 4217)
Bạn đọc báo, nghe phát thanh, xem truyền hình... gầy đây sẽ nghe nhóm chữ 4.0 khắp nơi.

Thí dụ: Thời Đại 4.0, cách mạng 4.0, công nghệ 4.0, du lịch 4.0...

Kỳ lạ, có vẻ như là một cái gì ghê gớm lắm. Và rất là bí hiểm. Hình như không ai muôn dùng chữ cho đơn giản hơn.

Nếu cho rằng cần nói 4.0, xin giải thích giùm cách mạng 3.0 là gì, cách mạng 2.0 là gì? Thậm chí, 1.0 là gì?

Có lẽ, thử đoán, công nghệ 1.0 là đi bộ? Công nghệ 2.0 là cỡi ngựa, đi xe đạp? Công nghệ 3.0 là đi xe gắn máy, xe hơi?

Thử đọc nhiều khái niệm về khoa học kỹ thuật 4.0 từ báo chí nhà nước:

-- Báo Giáo Dục VN ngày 10.7.2017: Công nghệ 4.0 tích hợp trong chương trình tinh hoa của Đại học Bách khoa Hà Nội...

-- Báo Thanh Niên ngày 28/01/2017: Thời gian này, nhiều người nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ai cũng hiểu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã biến trái đất của chúng ta trở thành một ngôi làng. Không có một khu vực nào trên trái đất lại là một lãnh địa riêng biệt, bất khả xâm phạm.

-- Báo CafeF ngày 29/5/2017: Thế nên, trong thời đại CMCN 4.0, khi vai trò “đòn bẩy” của nhà lãnh đạo trở nên rõ ràng và quan trọng hơn bao giờ hết, để kiến tạo nên sự vượt trội, nhà lãnh đạo phải được trang bị lối tư duy, những công cụ và phương pháp mới để sẵn sàng tiên phong mở đường cho tổ chức đi tới những thắng lợi lớn lao trong thời đại mới.

-- Báo VnEconomy với bài nhan đề “Giáo dục chạy đua thời cách mạng 4.0” trích: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là chủ đề nóng, được nhắc đến rất nhiều trong các diễn đàn kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ. Các cuộc cách mạng sinh ra nhằm phục vụ cho cuộc sống con người tốt hơn, tiện nghi hơn. Thành quả của cuộc cách mạng hiện được nhiều nước, nhiều lĩnh vực thừa hưởng....

Khó hiểu vô cùng tận.

Có phải thời đaị 4.0 là thời đại robot?

Không hẳn thế, vì robot có từ mấy thập niên rồi.

Thử đọc báo Giáo Dục VN ngày 28/7/2017 với bài viết “Trường đại học thời 4.0 dưới góc nhìn của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội” trích:

“Thành công của mô hình đại học sáng nghiệp hoặc đại học định hướng đổi mới sáng tạo đã góp phần tạo ra các tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hôm nay.

Trong bối cảnh thế giới bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức nghiên cứu, xác định định hướng phát triển thích ứng của các trường đại học.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phóng viên: Theo phân tầng đại học, Việt Nam ta đã có lúc nói đến các nhóm trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học định hướng ứng dụng và định hướng thực hành. Trong bối cảnh hiện nay, trường đại học sẽ phải có sự thích ứng theo hướng nào, thưa Giáo sư?

Giáo sư Nguyễn Hữu Đức: Trong lịch sử phát triển, đại học thế giới luôn thích ứng với các bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và trong nhiều trường hợp đã tham gia dẫn dắt sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp.

Trước thế kỷ 20 đại học chủ yếu chỉ thực hiện chức năng truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo chuyên gia.

Đầu thế kỷ 20, đại học bắt đầu thực hiện cả hai chức năng đào tạo và nghiên cứu, vừa tạo ra tri thức mới thông qua nghiên cứu, vừa triển khai dịch vụ tư vấn....

...

Thành công của mô hình đại học này đã góp phần tạo ra các tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hôm nay.

Khi thảo luận với các nhà khoa học nước ngoài, chúng tôi đã bàn đến mô hình đại học khai sáng (Enlightened University) theo nghĩa đại học không chỉ là nơi khai sáng cho loài người như đã từng thực hiện từ thế kỷ 18, mà còn khai sáng cho vạn vật, kết nối vạn vật, làm cho vạn vật trở nên thông minh và có ý thức, vừa thích ứng vừa dẫn dắt sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại thời điểm hiện nay, các nước và đặc biệt đối với nước ta, mô hình đại học định hướng đổi mới sáng tạo đang được quan tâm và là một lựa chọn tất yếu, là sự phát triển và chuẩn bị cần thiết để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.”(ngưng trích)

 GS Đức nói:

-- đại học không chỉ là nơi khai sáng cho loài người như đã từng thực hiện từ thế kỷ 18, mà còn

-- khai sáng cho vạn vật,

-- kết nối vạn vật,

-- làm cho vạn vật trở nên thông minh và có ý thức,...

Bí hiểm vậy. Vạn vật nào vậy?

Chỉ cần khai sáng có nhà nước để trả đất Đồng Tâm cho dân, trả đất sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất, trả các quyền căn bản cho người dân là đủ... Hay là phải chờ tới thời đại 5.0?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.