Hôm nay,  

Nên Bỏ Biên Chế Toàn Bộ?

12/06/201700:00:00(Xem: 3488)
Câu hỏi rằng, trong khi nhà nước CSVN chuẩn bị tiến hành xóa bỏ biên chế ngành giaó dục, nghĩa là giáo viên sẽ không còn là công chức mà sẽ là nhân viên hợp đồng, tại sao không nghĩ tới chuyện Đảng CSVN cũng là hợp đồng, sao cớ chi là biên chế suốt đời trong Hiến pháp Điều 4?

Phải chăng, CSVN âm mưu gì khác hơn chuyện biên chế?

Phải chăng, CSVN lo sợ lực lượng trí thức trong các trường đại học sẽ đi đầu trong cuộc cách mạng dân chủ? Và CSVN muốn dùng quy chế bỏ biên chế để siết bao tử thầy cô trước?

Bản tin VOV ghi lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ thí điểm bỏ công chức ở trường đại học...

Nghe là thấy âm mưu rồi.

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng nhiều giáo viên vào biên chế để ổn định nên thiếu động lực phát triển, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.

Đó là ý kiến của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra trong phiên thảo luận tại Quốc hội diễn ra sáng 9/6. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề chuyển đổi cơ chế từ công chức, viên chức sang hợp đồng, được dư luận quan tâm thời gian gần đây.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc chuyển đổi cơ chế công chức, viên chức sang hợp đồng là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, bản tin Zing ghi nhận “Bỏ biên chế ở trường đại học: Người tài sẽ đi hết”...

TS Vũ Thu Hương cho biết sau 20 năm giảng dạy ở đại học, lương của bà là 7 triệu đồng/tháng. Nhiều giảng viên lương thấp nhưng vẫn ở lại trường vì biên chế.

Sau khi Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu sẽ thí điểm bỏ biên chế tại trường đại học, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư Phạm Hà Nội, cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.

Báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình hình: Giáo viên vùng cao bám nghề với niềm tin có ngày vào biên chế.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chia sẻ như vậy khi thảo luận câu chuyện đổi mới giáo dục tại hội trường Quốc hội chiều nay 9-6.

Đại biểu An Giang đứng lên phát biểu sau khi Bộ trưởng Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu sáng nay.

Ông Nguyễn Lân Hiếu phân tích việc biến các cơ sở y tế, giáo dục công thành các đơn vị hoạt động độc lập như mô hình công ty.

Theo ông, cách làm này trao quyền rất lớn cho lãnh đạo đơn vị, tạo ra mô hình rất mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những tháng qua, mô hình mới chưa chính thức vận hành thì đã xuất hiện những bất cập.


Ví dụ việc bảo hiểm y tế xuất toán ồ ạt từ trung ương đến địa phương, rất nhiều bác sĩ, giáo viên vùng cao, vùng sâu bỏ việc, việc lạm dụng bảo hiểm y tế, việc triển khai các kỹ thuật trong y tế diễn ra tràn lan…

Nguyễn Lân Hiếu phân tích: "...Nếu bỏ biên chế trong hệ thống y tế và giáo dục thì nên bỏ biên chế trong toàn bộ hệ thống, chỉ để lại an ninh quốc phòng. Đưa tất cả cán bộ, công chức, viên chức về dạng hợp đồng, có hay không có thời hạn, có chế độ an sinh rõ ràng như hầu hết các nước trên thế giới... Nếu lập luận bỏ biên chế sẽ làm ngành giáo dục, y tế tốt hơn thì tại sao lại giữ biên chế các ngành quản lý hành chính, hiệp hội tốt cho xã hội. Có như vậy mới bỏ được tâm lý chạy một xuất vào biên chế".

Báo Người Đưa Tin nêu vấn đề: Bỏ biên chế GV giao quyền cho hiệu trưởng có thể... gửi trứng cho ác.

Nếu bỏ biên chế giáo viên, giao quyền cho hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện không có sự tuyển chọn có thể trở thành “giao trứng cho ác..."

Thế là, nghĩ tới chuyện đưa con đi du học.

Bản tin VietnamNet kể: Giảng viên bán đất cho con đi học nước ngoài vì thất vọng.

Nhiều giảng viên cho biết họ thấy buồn vì những tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành, nhưng cũng lo lắng với dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ngày 9/6, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã có buổi báo cáo và lắng nghe ý kiến của giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.SG về chương trình này.

Đứng ở vai trò của một phụ huynh, ông Võ Viết Cường, Trưởng phòng Quan hệ quốc tế cho biết, mình cảm thấy áp lực khi hằng tuần, hàng tháng đều phải kiểm tra con học hành như thế nào. Mỗi lần như vậy, ông đều nhận được những câu trả lời buồn từ con; khi thì vấn đề liên quan đến dân chủ giáo dục, khi lại liên quan đến phương pháp giảng dạy.

“Thú thực, nhiều lúc tôi muốn đến gặp thầy hiệu trưởng dù biết phải xin mới được gặp thầy. Nhưng tôi lại nghĩ gặp thì được cái gì, có khi hại hơn lợi. Vì vậy, bài toán của tôi là trong cơn sốt đất vừa qua đã bán đi mảnh đất cho con đi học nước ngoài, dù rằng điều này rất là đau và chúng tôi không muốn" - ông Cường giãi bày.

Đầy nỗi lo vậy...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.