Hôm nay,  

Sv Nghèo Lo Bữa Ăn

26/03/200500:00:00(Xem: 5270)
Bạn,
Theo báo quốc nội, rất nhiều sinh viên nghèo tại các đại học TPSG đã phải lao đao vì học phí tăng, giá sách vở tăng, và dĩa cơm bình dân hàng ngày cũng tăng gần gấp rưỡi. Ngân sách gia đình có hạn, mùa thi đến gần không có thời gian làm thêm kiếm tiền, không ít sinh viên ăn mỳ tôm cả tuần, có khi cả tháng để chờ "viện trợ". Tin Nhanh VN ghi nhận tình cảnh khốn khó hiện nay của những sinh viên nghèo như sau.
Trước Tết, giá cả đã bắt đầu leo thang. Giá thịt, cá, rau vẫn ở trên cao. Căng tin làng đại học Thủ Đức có tiếng là rẻ, ăn được, chỉ với 3 nghìn đồng là có bữa ăn ngon với một món mặn và canh. Thế nhưng, từ sau Tết đến giờ, giá cũng túc tắc lên 4-5 nghìn đồng. Căng tin những trường đại học trong thành phố giá còn "siêu sao" hơn nữa. Trường Bán công Hoa Sen, Đại học Mở Bán Công từ 5-6 nghìn lên 7-8 nghìn, nếu thêm tô canh khổ qua dồn thịt nữa là đi đứt 10 nghìn đồng một bữa ăn. Mà có gì đâu, mấy miếng thịt, vài cọng rau, một chén canh lõng bõng. Khương, sinh viên năm 2 Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. SG nói với phóng viên: "Chúng em mua hai đứa chung một suất cơm mang về phòng, để dành ăn cả ngày. Ký túc xá không cho nấu cơm vì sợ cháy, nhưng không nấu cơm thì tiền đâu mà ăn cơm ngoài" Có khi chúng em nấu cơm chui, bó rau muống, trái trứng cùng bỏ chung vào một cái nồi, khi thì luộc, khi thì hấp. Ban quản lý Ký túc xá đi kiểm tra, phải bưng cả nồi cơm vào toillet, chứ không bị phạt nặng lắm đó."

Linh, đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học tự nhiên, cho biết đang làm luận văn tốt nghiệp nên không thể đi làm thêm. Nhà gởi tiền lên, mỗi tháng mua phiếu ăn 15 ngày, còn lại ăn quấy quá cho qua bữa, để dành tiền làm luận văn. Từ ngày cơm tăng giá, cô tích cực ăn mì tôm hơn. Linh tính: "Mỗi dĩa cơm tăng ít nhất là 20%, có khi 40% không chừng, trong khi nhà gởi lên có 400 - 500 nghìn đồng một tháng, tiền cơm rẻ nhất cũng đã hết 300 ngàn, còn tiền ăn sáng, gởi xe, xà phòng phải tiết kiệm thôi".Chị Thắng, chủ một quán cơm gần 2 trường đại học lớn ở trung tâm thành phố nói: "Đồ ăn, thức uống, giá điện, nước, ga... tăng lâu rồi, nhưng chị không nỡ lên giá. Ra vào quen quá, tự nhiên người ta ăn bữa chiều, tối ngủ dậy thấy cơm tăng giá cũng kỳ. Đành chờ ra Tết tăng luôn. Nhiều đứa sinh viên tội nghiệp lắm, tụi nó mua một hộp cơm, xin thêm cơm để ăn cả ngày".
Bạn,
Cũng theo TNVN, chuyện tăng giá sinh hoạt ảnh hưởng không ít đến sinh viên. Nhiều người đã phải tạm thời nghỉ học đi làm. Sắp thi thì bạn bè thông báo, thế là xách bút đi mà trong đầu không một chữ nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.