Hôm nay,  

Nguyễn Thiện Nhân Giáo Sư Dỏm?

15/05/201700:00:00(Xem: 8947)
Ông Nguyễn Thiện Nhân bây giờ về giữ chức Thành Ủy Thành phố Sài Gòn... nhưng có thực là ông đậu Tiến sĩ và là một Giáo sư có thực tài như ông được tung hô?

Còn nhớ hồi năm 2007, khi ông Nhân giữ chức Phó Thủ Tướng, ông Nhân đề nghị một điều chấn động khắp thế giới, vì chưa ai từng làm như thế: trên văn bằng Cử nhân của sinh viên ra trường, phải ghi rõ số tiền còn nợ...

Nghĩa là, văn bằng trở thành giấy nợ.

Lúc đó, báo Tuổi Trẻ có bài viết tựa đề “Ghi nợ trên bằng tốt nghiệp: nên không?” ghi nhận:

“Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại một cuộc họp về tín dụng đào tạo dành cho HSSV, trong đó có chi tiết yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu phương án ghi rõ diện HSSV được vay trên các văn bản cần thiết như bằng tốt nghiệp, sổ lao động...

Ý định này lập tức nhận nhiều ý kiến không đồng tình của SV, giảng viên và cả các nhà nghiên cứu. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói gì về điều này?

Ngày 19-12-2007, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 266 về "Kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về tín dụng đối với HS, SV" (sau khi phó thủ tướng chủ trì cuộc họp về kết quả sau hai tháng triển khai tín dụng đối với HS, SV). Trong văn bản trên có đoạn: "Bộ GD-ĐT nghiên cứu phương án ghi rõ diện HS, SV được vay để học trên các văn bản cần thiết (bằng tốt nghiệp, sổ lao động...), để sau khi ra trường các đơn vị tiếp nhận HS, SV về làm việc có cơ sở đôn đốc họ có trách nhiệm cùng gia đình thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng chính sách xã hội".

Nhưng ý định này lập tức nhận được nhiều ý kiến không đồng tình, không chỉ từ phía SV mà cả từ các giảng viên, nhà nghiên cứu...”(ngưng trích)

May quá, không ghi nợ trên văn bằng Cử nhân.

Chính thức, theo tài liệu chính phủ, ông Nguyễn Thiện Nhân (sinh 1953) là một Giáo sư, Tiến sĩ...

Từng giữ chức:

-- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố SG.

-- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-- Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Bây giờ, ông là Bí thư Thành ủy Thành phố SG.


Miệng ông có gang, có thép...

Báo Dân Trí hồi năm 2006 có bài tổng hợp “Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân” trong đó ghi vaì câu nói.

Trong đó, ông Nhân nói: “Chúng ta phải chọn con đường phát triển chất lượng giáo dục cao với chi phí thấp. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích…”, 31/7/2006)

“Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”!” (Phát biểu tại hội nghị đổi mới các trường Sư phạm tháng 11/2006)

Hay là nói trong dịp trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp 20/11/2006:

“Các thầy, cô xin đừng vội nghỉ hưu. Ông cụ tôi hồi hơn 80 vẫn còn đi dạy!”

Nói tại Hội thảo Đề án xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, tháng 11/2006:

“Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.”

Hay là:

“Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!”

Tuy nhiên, ông Nhân là Giáo sư dỏm...

Theo mạng Giáo sư dỏm trong cuộc thảo luận tháng 8/2010, các chuyên gia khaỏ sát văn bằng nhận định rằng:

-- Kiểm tra trên Web of Science, cũng không thể tìm thấy công trình khoa học nào của ông Nhân về lĩnh vực kinh tế, điều khiển học. Như vậy cái hàm GS của ông ấy là cái gì, do đâu mà ra?

-- Theo tiểu sử thì ông Nhân được “phong hàm” GS năm 2002 khi đang làm PCT Sài Gòn. Xin chào thua! Cái kiểu phong hàm này không khác gì các danh “gia đình văn hóa”, “bé khỏe, bé ngoan”, hay “gia đình bị lũ lụt tàn phá”.

-- Theo tôi cách tốt nhất là ông Nhân nên dũng cảm trả lại cái vị trí đúng cho hàm GS, PGS: vị trí nghiên cứu và đào tạo ở các Viện, Đại học. Không nên mang hàm GS, PGS đề làm lãnh đạo, việc này chẳng có ích lợi gì, chỉ làm tăng thêm việc mua bán, chạy chọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.