Hôm nay,  

Nguyễn Thiện Nhân Giáo Sư Dỏm?

15/05/201700:00:00(Xem: 8948)
Ông Nguyễn Thiện Nhân bây giờ về giữ chức Thành Ủy Thành phố Sài Gòn... nhưng có thực là ông đậu Tiến sĩ và là một Giáo sư có thực tài như ông được tung hô?

Còn nhớ hồi năm 2007, khi ông Nhân giữ chức Phó Thủ Tướng, ông Nhân đề nghị một điều chấn động khắp thế giới, vì chưa ai từng làm như thế: trên văn bằng Cử nhân của sinh viên ra trường, phải ghi rõ số tiền còn nợ...

Nghĩa là, văn bằng trở thành giấy nợ.

Lúc đó, báo Tuổi Trẻ có bài viết tựa đề “Ghi nợ trên bằng tốt nghiệp: nên không?” ghi nhận:

“Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại một cuộc họp về tín dụng đào tạo dành cho HSSV, trong đó có chi tiết yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu phương án ghi rõ diện HSSV được vay trên các văn bản cần thiết như bằng tốt nghiệp, sổ lao động...

Ý định này lập tức nhận nhiều ý kiến không đồng tình của SV, giảng viên và cả các nhà nghiên cứu. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói gì về điều này?

Ngày 19-12-2007, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 266 về "Kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về tín dụng đối với HS, SV" (sau khi phó thủ tướng chủ trì cuộc họp về kết quả sau hai tháng triển khai tín dụng đối với HS, SV). Trong văn bản trên có đoạn: "Bộ GD-ĐT nghiên cứu phương án ghi rõ diện HS, SV được vay để học trên các văn bản cần thiết (bằng tốt nghiệp, sổ lao động...), để sau khi ra trường các đơn vị tiếp nhận HS, SV về làm việc có cơ sở đôn đốc họ có trách nhiệm cùng gia đình thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng chính sách xã hội".

Nhưng ý định này lập tức nhận được nhiều ý kiến không đồng tình, không chỉ từ phía SV mà cả từ các giảng viên, nhà nghiên cứu...”(ngưng trích)

May quá, không ghi nợ trên văn bằng Cử nhân.

Chính thức, theo tài liệu chính phủ, ông Nguyễn Thiện Nhân (sinh 1953) là một Giáo sư, Tiến sĩ...

Từng giữ chức:

-- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố SG.

-- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-- Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Bây giờ, ông là Bí thư Thành ủy Thành phố SG.


Miệng ông có gang, có thép...

Báo Dân Trí hồi năm 2006 có bài tổng hợp “Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân” trong đó ghi vaì câu nói.

Trong đó, ông Nhân nói: “Chúng ta phải chọn con đường phát triển chất lượng giáo dục cao với chi phí thấp. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích…”, 31/7/2006)

“Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”!” (Phát biểu tại hội nghị đổi mới các trường Sư phạm tháng 11/2006)

Hay là nói trong dịp trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp 20/11/2006:

“Các thầy, cô xin đừng vội nghỉ hưu. Ông cụ tôi hồi hơn 80 vẫn còn đi dạy!”

Nói tại Hội thảo Đề án xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, tháng 11/2006:

“Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.”

Hay là:

“Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!”

Tuy nhiên, ông Nhân là Giáo sư dỏm...

Theo mạng Giáo sư dỏm trong cuộc thảo luận tháng 8/2010, các chuyên gia khaỏ sát văn bằng nhận định rằng:

-- Kiểm tra trên Web of Science, cũng không thể tìm thấy công trình khoa học nào của ông Nhân về lĩnh vực kinh tế, điều khiển học. Như vậy cái hàm GS của ông ấy là cái gì, do đâu mà ra?

-- Theo tiểu sử thì ông Nhân được “phong hàm” GS năm 2002 khi đang làm PCT Sài Gòn. Xin chào thua! Cái kiểu phong hàm này không khác gì các danh “gia đình văn hóa”, “bé khỏe, bé ngoan”, hay “gia đình bị lũ lụt tàn phá”.

-- Theo tôi cách tốt nhất là ông Nhân nên dũng cảm trả lại cái vị trí đúng cho hàm GS, PGS: vị trí nghiên cứu và đào tạo ở các Viện, Đại học. Không nên mang hàm GS, PGS đề làm lãnh đạo, việc này chẳng có ích lợi gì, chỉ làm tăng thêm việc mua bán, chạy chọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.