Hôm nay,  

Dân Ở Trang Trại Kêu Cứu

12/03/200500:00:00(Xem: 4996)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, cư dân ở các trang trại thuộc địa phận tỉnh Bình Phước (Phước Long và Bình Long cũ) đang kêu cứu trước nguy cơ nghèo đói. Các trang trại sắp đến kỳ gặt hái thì họ gặp hàng loạt khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản vì nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do một bộ phận cán bộ địa phương gây nên. Báo Thanh Niên viết như sau.
Theo báo cáo của đoàn thanh tra tỉnh Bình Phước thì đầu năm 1996, khi được sự đồng ý của UB tỉnh Sông Bé (cũ) cho phép UB huyện Bình Long (nay thuộc tỉnh Bình Phước) thu hồi 1 ngàn384 hecta đất đã giao khoán cho các doanh nghiệp tại xã An Phú để thực hiện dự án định canh định cư cho dân nghèo thì các cán bộ Lâm trường Bình Long (nay là Lâm trường Minh Đức) và UB huyện Bình Long chỉ chia một phần nhỏ cho đồng bào nghèo (khoảng 200 hecta), số còn lại là giao sai đối tượng, chuyển nhượng qua lại rồi lấy tiền bỏ túi. Khi vụ việc bị thanh tra thì đa số cán bộ cho rằng "không biết" hoặc đổ lỗi cho dân lấn chiếm. Mặt khác, có rất nhiều trường hợp lâm trường tùy tiện thu hồi đất đã giao khoán cho các công ty để giao cho người khác mà không có một thông báo hay một biên bản nào gọi là điều chỉnh hợp đồng nhận khoán. Có trường hợp đất đã giao khoán rồi lại giao tiếp cho người khác chồng lên diện tích đó, thậm chí có người nhận khoán là "ảo" nên không có ký tên trong hồ sơ... Việc giao nhận khoán, quản lý đất đai của lâm trường là hết sức tùy tiện, quan liêu, tạo cơ hội cho một số cán bộ hoành hành, mặc sức tư túi.

Có đến 7 công ty bị thu hồi đất và là nạn nhân của những việc làm tùy tiện này, điển hình như ở Công ty Thế Kỷ, diện tích bị thu hồi thực tế lên đến 361 hecta (trong năm 1996) nhưng trên giấy tờ báo cáo của Lâm trường Bình Long chỉ có 286 hcta. Trong số diện tích đất thu hồi của công ty năm 1996 thì đến năm 2000, huyện mới cấp đất cho 36 gia đình nghèo với diện tích đất hơn 20 hecta; số còn lại cán bộ lâm trường, huyện tự ý chia nhau. Công ty Lợi Tường cũng bị thu hồi 400 hecta.
Bạn,
Báo TN cho biết: theo khảo sát gần đây của Câu lạc bộ Trang trại TPSG Minh thì hầu hết các trang trại đã và đang gặp rất nhiều khó khăn dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan", ở thì "dở" khi tự mình chống chọi với "thổ tặc", đi thì cũng "dang" khi bao nhiêu vốn liếng, tiền bạc đã đầu tư vào đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.